Chào mừng đến với Kênh thông tin kiến thức về nông nghiệp thủy sản và chợ nông nghiệp.
If this is your first visit, be sure to
check out the FAQ by clicking the
link above. You may have to register
before you can post: click the register link above to proceed.
-

Gửi bởi
Mục Tử
VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI
Quyết định số 22/QĐ-KHCNQG ngày 19/06/1993
Người ký: GS.Nguyễn Văn Hiệu
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số 9/621 Xa Lộ Hà Nội, KP. 6, P. Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: (+84) 08.22181635-08.22157508
Fax: (+84) 08.38978791
Email: itb1993@yahoo.com.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: TS. Hoàng Nghĩa Sơn
Phó viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh
PGS.TS. Trần Văn Minh
TS.Vũ Ngọc Long
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Trần Văn Minh
- Phó Chủ tịch hội đồng: TS.Lưu Hồng Trường
- Thư Ký: TS. Hoàng Quốc Khánh
- Ủy viên: TS. Hoàng Nghĩa Sơn, TS. Vũ Ngọc Long, TS. Nguyễn Thị Quỳnh, PGS.TS. Nguyễn Tiến Thắng, TS. Nguyễn Hữu Hổ, TSKH. Trần Hạnh Phúc, TS. Thái Xuân Du, TS. Văn Thị Hạnh, TS. Vũ Văn Độ, Nguyễn Thị Thanh, Lê Chiến Phương, TS. Hoàng Kim Anh, PGS.TSKH. Ngô Kế Sương
Thạc Sĩ Văn Thị Hạnh nghĩ hưu rồi, còn Thạc Sĩ Võ Thị Hạnh mới là người làm sản xuất con men vi sinh.
Mai Viet Bio.
649/28/25 Điện Biên Phủ, P.25, Q.BT, Tp.HCM, VN
Tel/Fax : (08)5126107; Mobile : 0908 650 889
-
khó khăn lớn nhất khi nuôi cá mú trong ao đất chính là việc phòng bệnh cho nó chứ không phải nguồn con giống đâu bác duchuy100386 ah...giống thì có từ nhiều nguồn như vớt cá bột ngoài tự nhiện về ương thành cá giống hoặc giống được nhập về từ Philipin,Thái Lan,Đài Loan....và con giống từ Đài loan thì được ưa chuộng nhất và giá cũng mắc nhất(hiện tại giá khoảng 30k/1con từ 5-7cm)....vì cá mú phải nuôi trong thời gian dài nên cứ vào mùa lạnh là thật sự gặp khó khăn....trời lạnh mà gặp thêm mưa lũ(làm giảm độ mặn) thì chắc chắn dich bệnh sẽ tràn lan...
nuôi con cá mú này thì tùy khu vực nuôi và đăc tính của ao nuôi mà ta có cách phòng bệnh khác nhau....dù nói như bác Tám là 1 gói men vi sinh dùng ngàn năm thì khi áp dụng trong nuôi cá mú cũng chưa thể làm người nuôi yên tâm được dù cho họ vẫn công nhận hiệu quả mà con men vi sinh mang lại và hiệu quả của con men vi sinh thì chắc nhiều người biết rồi không cần phải bàn cãi nữa....nếu bác Tám mà có dịp ghé chỗ em để tận mắt xem cái mô hình nuôi cá mú thì chắc chắn bác sẽ hiểu cái con men vi sinh nó không thể là phần then chốt để đem lại lợi nhuận cho bà con....<center><script async="" src="//pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js"></script>
<!-- 336 GREEN -->
<ins class="adsbygoogle" style="display:inline-block;width:336px;height:280px" data-ad-client="ca-pub-2881661826821897" data-ad-slot="2652890255"></ins>
<script>
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
</script></center>
-
Từ một người ăn nói bộc-trực, bốp chát... đọc thấy mà rầu! Giờ đây lời nói chẳng những nhẹ-nhàng mà còn làm thơ hết sức mượt-mà nữa.
Hoan-nghênh anh Tám! Chẳng những vậy, anh còn cho thêm nhiều tin hữu-ích. Vậy anh nói thiệt nghe chơi, tui nói anh lột xác hoàn-toàn. Đúng hay sai?
Đầu năm chúc anh vui khỏe, phát tài (nhưng không phải đánh bài).
Còn nữa, anh viết từ trong trại giam. Trại giam ở VN thì không có vụ nầy rồi. Trại giam ở Mỹ thì may ra. Anh làm gì mà người ta "cất kỹ" anh vậy? Có buôn lậu hay cần-sa, bột trắng gì thì khai luôn đi!
Mà hổng lẻ... bà nào nhốt anh? (Còn có bà nào "rảnh", anh chỉ dùm tui 1 mụ! H a ha..)
Đầu năm giỡn cho vui, anh Tám ha!
Thân.
* Mấy bài nầy, cũng như những bài trước, anh nhấn mạnh tầm quan-trọng của vi-sinh. Bây giờ anh nói rõ thêm nguồn gốc, hoan-nghênh anh thêm 1 lần nữa. Thân.
-

Gửi bởi
exciter_1827
khó khăn lớn nhất khi nuôi cá mú trong ao đất chính là việc phòng bệnh cho nó chứ không phải nguồn con giống đâu bác duchuy100386 ah...giống thì có từ nhiều nguồn như vớt cá bột ngoài tự nhiện về ương thành cá giống hoặc giống được nhập về từ Philipin,Thái Lan,Đài Loan....và con giống từ Đài loan thì được ưa chuộng nhất và giá cũng mắc nhất(hiện tại giá khoảng 30k/1con từ 5-7cm)....vì cá mú phải nuôi trong thời gian dài nên cứ vào mùa lạnh là thật sự gặp khó khăn....trời lạnh mà gặp thêm mưa lũ(làm giảm độ mặn) thì chắc chắn dich bệnh sẽ tràn lan...
nuôi con cá mú này thì tùy khu vực nuôi và đăc tính của ao nuôi mà ta có cách phòng bệnh khác nhau....dù nói như bác Tám là 1 gói men vi sinh dùng ngàn năm thì khi áp dụng trong nuôi cá mú cũng chưa thể làm người nuôi yên tâm được dù cho họ vẫn công nhận hiệu quả mà con men vi sinh mang lại và hiệu quả của con men vi sinh thì chắc nhiều người biết rồi không cần phải bàn cãi nữa....nếu bác Tám mà có dịp ghé chỗ em để tận mắt xem cái mô hình nuôi cá mú thì chắc chắn bác sẽ hiểu cái con men vi sinh nó không thể là phần then chốt để đem lại lợi nhuận cho bà con....
Con giống Đài loan nó nhập về sao mình lấy vậy hả bác có được lựa chọn từng chú không?(mắc quá mà) đưa giống về bác có thuần không hay thả trực tiếp luôn?
Thức ăn giai đoạn này bác sử dụng là gì vây?
-
tùy theo cách bác đặt hàng chỗ người nhập cá về mà bác buộc phải nhận hay không thôi...em thì khi nào cần thả cá giống thì alo cho người cung cấp....khi nào có hàng về thì mình đến xem....được thì thả,không được thì thôi,chờ lứa sau....và không được lựa từng con đâu nha bác....con giống bắt về là thả trực tiếp xuống ao luôn...
thức ăn chính cho giai đoạn này là con cá cơm được cắt nhỏ vừa với miệng cá....do vật giá leo thang nên năm nay mới có giá đó....cách đây 2 tháng em thả 1 lứa giá có 22k ah....
-
Thời gian từ lúc bác thả giống xuống ao cho tới khi thành phẩm là bao lâu vậy bác? và trọng lượng lúc thành phẩm là khoảng bao nhiêu hay tùy nhu cầu thị trường mà kéo bán hả bác?ah mà loại cá mú bác nuôi là thuộc loài nào vây?hỏi hơi nhiều bác thông cảm mình đang muốn tìm hiểu kĩ về con cá này
-
hiện tại mình chỉ nuôi con cá mú đen thôi....trước đây có nuôi mú nghệ nhưng thời gian dài quá và lại không thành công nên thôi không nuôi nữa....tùy theo mật độ và kích cỡ cá giống mà thời gian nuôi sẽ nhanh hay chậm....thường thì cá giống cỡ 5-7cm thả với mật độ vừa phải thì ta nuôi tầm 10 tháng là có thể tiến hành dùng lưới kéo lên để lọc cá lớn bán bớt....cỡ cá loại 1 thì từ 0.9-1.3kg/con....con cá mú đen thì chủ yếu tiêu thụ trong nước là chính....và giá cá thường cao nhất trong năm là từ khoảng noen cho đến hết tháng giêng âm lịch....người nuôi biết cách thúc cá mau lớn hay giữ cho cá chậm lớn để bán được giá cũng là một thủ thuật trong nghề này....như năm rồi giá thấp nhất có 130k/kg nhưng giá cao nhất tới 310k/kg...
-
bác tỉa cá bán vây bác có thả bù zo nuôi tiếp không?con cá này cũng thuộc loại cá kinh tế nước măn mà có vẻ việc nuôi nó chưa được phổ biến lăm không biết là do kinh phí đầu tư cao hay kĩ thuật nuôi khó khăn nữa.chỗ bác có nhiều người nuôi loại cá này không bác exciter?ah cá mú nghệ bác nói có phải là cá mú chấm đỏ không
---------------
Để mọi người tìm hiểu sơ qua về con cá này mình xin trích một ít tài liệu để mọi người cùng đọc tham khảo.
Hiện nay trên thế giới đã phát hiện được trên 400 loài cá mú. Ở Việt nam, có 30
loài cá và phân bố khắp nơi. Kích thước của các loài cá đa dạng, có loài chỉ dài 20 cm
và nặng 100 g, song cũng có loài có thể đạt đến 1,5 m và nặng trên 300 kg.
Cá mú có màu sắc rất sặc sỡ, tuy nhiên tùy từng loài khác nhau mà màu sắc
cũng khác biệt và đây cũng là một trong những đặc điểm phân biệt của chúng. Cá mú
có thân hình khoẻ mạnh, dẹp hai bên, miệng lớn và có thể co duỗi, hàm lồi ra. Răng
trong của hai hàm tương đối lớn và có thể ẩn xuống, răng chó với số lượng không
nhiều và ở phía trước hai hàm. Viền sau xương nắp mang trước có răng cưa, viền dưới
hàm trơn láng, xương nắp mang có hai gai to. Lược mang ngắn và số lượng không
nhiều. Vẩy lược bé, có một số ẩn dưới da, bộ phận tia vây lẻ ít nhiều đều có vẩy,
đường bên hoàn toàn. Vây lưng có XI gai cứng và 14-18 tia mềm. Vây hậu môn có III
gai cứng và 7-9 vi mềm. Vi đuôi mềm hoặc bằng phẳng, đôi khi lõm vào trong. Vây
bụng có I gai cứng và 5 tia mềm.
Một đặc điểm điển hình của nhóm này là cá rất dữ, có tính ăn thịt và bắt mồi
theo phương thức rình mồi. Cá có tính hoạt động về đêm, ban ngày ít hoạt động mà ẩn
nấp trong các hang đá, rạn san hô, thỉnh thoảng mới đi tìm mồi. Tuy nhiên, khi được
thuần dưỡng trong điều kiện nuôi, cá có thể ăn được cả vào ban ngày.
Một hiện tượng khá lý thú là có sự chuyển đổi
giới tính ở nhóm cá này. Khi còn
nhỏ chúng là cá cái, nhưng khi đạt đến kích cỡ và tuổi nhất định thì chuyển thành cá
đực. Cá có kích cỡ dài 45-50 cm trở lại thường là những cá cái, trong khi trên 74 cm
và nặng trên 11kg trở thàng cá đực. Hiện tượng lưỡng tính thường tìm thấy ở cá kích
cỡ 66-72 cm. Cá mú có thể đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào những tháng lạnh,
nhiệt độ thấp, vì thế tùy từng vùng khác nhau mùa vụ xuất hiện cá giống cũng khác
nhau. Sức sinh sản của cá khá cao, mỗi con cái có thể đẻ từ vài trăm ngàn đến vài triệu
trứng.
Ở nước ta những loài có giá trị kinh tế cao và được nuôi như: Cá mú chấm đỏ
(Epinephelus akaara), Cá mú chấm tổ ong (E. merra), Cá mú hoa nâu (E.
fuscoguttatus), cá song mỡ (E. tauvina), cá song Bleekeri (E. bleekeri), cá mú dẹt
(Cromileptes altivelis)

Cá mú chấm đỏ (Epinephelus akaara)
Cá có hình thoi, dẹt bên, chiều dài bằng 2,7-3,2 lần chiều cao. Mõm nhọn, miệng
rộng, sắc nhọn. Vây đuôi lồi, màu hồng xám, có nhiều chấm nhỏ. Chiều dài thông
thường 30 cm, tối đa 60 cm. Cá phân bố ở vùng biển Ấn Độ, Indonesia, Nhật bản,
Trung Quốc. Ở nước ta, cá phân bố từ Bắc vào Nam. Sống chủ yếu ở các rạn san hô,
sâu 20-50 m. Nhiệt độ thích hợp 22-28oC. Cá chuyển giới tính từ năm thứ 4, với kích
cỡ 28-34 cm, năng 0,5-1 kg.
cá mú hoa nâu (Epinephelus fuscoguttatus)
Cá có kích thước lớn, cỡ khai thác trung bình 40-70 cm, tối đa 120 cm. Cá có
răng hàm dưới từ 3 hàm trở lên. Cá nhỏ bình thường có 5-6 sọc đen dọc vây lưng. Trên
lưng có nhiều đốm đen nhỏ. Cá lớn các sọc lớn ra, phân bố khắp thân làm mình cá có
màu đen.
Trong
tự nhiên có thể bắt gặp cá trong rạn san hô ở độ sâu 60 m, cá nhỏ có thể
sống nơi cạn hơn. Ở miền Trung, cá phân bố nhiều ở Bình Thuận, Khánh Hòa, Quy
Nhơn. Đây là các loài cá có tốc độ lớn nhanh, với kích cỡ 30-50 gam, sau 6-8 tháng
nuôi có thể đạt 0,5-1 kg/con.
Cá mú chấm tổ ong (E. merra)
Đây là loài có kích cỡ trung bình. Kích cỡ khai thác thông thường từ 20-30 cm,
cá lớn nhất có thể đạt đến 50 cm. Toàn thân hình có rất nhiều chấm đen hạt dẻ, có lúc
hình thành 6 cạnh được giới hạn bằng những đường vàng nhạt như tổ ong. Đôi khi
cũng có một số chấm trắng. Trên gốc vây lưng và sóng cuống đuôi, các đốm này
thường có màu hơi đỏ. Cá phân bố ở vùng cửa sông và xuất hiện nhiều ở khu vực miền
Trung vào tháng 2-7.
Cá song mỡ (Epinephelus tauvina)
Đầu và thân cá có màu xanh nhạt hay màu nâu với các chấm tròn có màu đỏ,
gạch hay nâu tối. Các chấm này có rìa nhạt, trung tâm màu đậm hơn. Có một vết đen
trên lưng, dưới gốc gai 4 đến gai cuối của vây lưng. Cá có chiều dài thông thường 50
cm, lớn nhất là 75 cm, năng 12 kg. Cá phân bố ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ở
nước ta, cá phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. Cá thường sống ở các rạng san hô,
24nơi có độ sâu 1-300 m, thường khoảng 50 m, độ mặn 15-32 ‰, nhiệt độ 20-30oC. Cá
lớn nhanh trong 3 năm đầu. Cá bắt đầu chuyển đổi giới tính khi đạt chiều dài 65-75
cm.
Cá song Bleekeri (Epinephelus bleekeri)
Cá có thân hình thon dài, dẹt bên. Chiều dài bằng 3-3,5 lần chiều cao. Thân có
màu nâu sáng, phần bụng nhạt hơn phân lưng. Phía dưới vây đuôi và rìa vây hậu môn
có màu rất đặc trưng, nâu hay nâu đậm. Kích cỡ lớn nhất là 76 cm, thông thường bắt
gặp 30-50 cm. Cá phân bố vùng Ấn Độ - thái Bình Dương. Ở nước ta, cá phân bố từ
vinh Bắc Bộ đến Khánh Hòa. Cá thích sống nơi có độ sâu 5-100 m, nhiệt độ 15-32oC.
Cá mú dẹt (Cromileptes altivelis)
Cá có hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân gấp 2,6-3 lần chiều cao. Mõm nhọn,
đỉnh trán lõm xuống. Vây đuôi lồi và tròn. Toàn thân màu nâu xám với nhiều chấm đen
nâu. Chiều dài thông thường 40-50 cm, lớn nhất 70 cm. Cá phân bố ở khu vực Tây
Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương. Cá sống nơi có độ sâu 2-40 m, ven các rạn
san hô.
-
bác tỉa cá bán vây bác có thả bù zo nuôi tiếp không?con cá này cũng thuộc loại cá kinh tế nước măn mà có vẻ việc nuôi nó chưa được phổ biến lăm không biết là do kinh phí đầu tư cao hay kĩ thuật nuôi khó khăn nữa.chỗ bác có nhiều người nuôi loại cá này không bác exciter?ah cá mú nghệ bác nói có phải là cá mú chấm đỏ không
cá mú là loài săn mồi nên không thể thả cá nhỏ chung với cá lớn được đâu bác....ta phải bán tỉa dần dần cho hết cá trong ao rồi mới tiến hành
cải tạo ao để thả lứa khác thôi....nhà em nuôi con cá mú này cũng được 15 năm rồi đó bác....đúng là nuôi con này thì cần vốn đầu tư cao thật nên chắc là những người mới bắt đầu sẽ cảm thấy rất e ngại....1 điều rất quan trọng để người nuôi cá mú có thể bắt đầu và gắn bó với nó là cần có ít nhất là từ 2 ao nuôi trở lên....
còn về con cá mú nghệ thì không phải con cá mú chấm đỏ đâu nha bác....em search mà chẳng có tấm hình nào rõ ràng để bác xem cả....con này có đặc điểm là da rất dày(dày nhất trong các loại cá mú) và có những chấm vàng pha lẫn chấm đen....con này thì nuôi phải tầm 2 năm...được cái lớn rất nhanh và ăn cũng rất dữ....năm ngoái có anh hàng xóm nuôi 1 vụ 2 năm lời gần cả tỷ đó bác....cá cân xô đổ đồng gần 10kg/con.....con giống cá này cũng mắc bà cố luôn.....giá tầm 180k/con size khoảng 10-12cm.....
-

phải con này không bác. giá cao vậy mà nuôi lại khó khăn hèn chi người nuôi không mặn mà với nó là phải
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 12:11 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2023 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
NewwayMart tự hào là hệ thống cung cấp đa kênh bao gồm sàn thương mại điện tử kết hợp chuỗi shop. Sàn thương mại điện tử NewwayMart chuyên biệt về lĩnh vực dược mỹ phẩm mang mong muốn với thể kết nối...
TUYỂN cộng tác VIÊN BÁN MỸ PHẨM...