Chào mừng đến với Kênh thông tin kiến thức về nông nghiệp thủy sản và chợ nông nghiệp.

If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed.

Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 66

Chủ đề: Nuôi lươn!

  1. #21
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    biết vậy nhưng bởi đang bị động,không có nguồn phân tươi ,xuân vũ ơi

  2. #22
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    thế bác mua 1 con trâu về nuôi đi. vừa được nguồn phân tươi vừa có cái để cưỡi mà không tốn tiền xăng. ra đường là oách nhất luôn he he.<center><script async="" src="//pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js"></script>
    <!-- 336 GREEN -->
    <ins class="adsbygoogle" style="display:inline-block;width:336px;height:280px" data-ad-client="ca-pub-2881661826821897" data-ad-slot="2652890255"></ins>
    <script>
    (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
    </script></center>

  3. #23
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tan go cong
    thế bác mua 1 con trâu về nuôi đi. vừa được nguồn phân tươi vừa có cái để cưỡi mà không tốn tiền xăng. ra đường là oách nhất luôn he he.
    bạn ơi !như vậy thì ta làm luôn khâu

    trồng cỏ dể nuôi trâu.
    còn nữa...

  4. #24
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Anh Xuân-Vũ ơi,
    Trong 1 bồn nước cạn, ví-dụ 1 tấc, thì chung quanh phải cao bao nhiêu để ngăn không cho lươn leo ra.
    Thân.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    ---------------



    Trích dẫn Gửi bởi Thuy-canh
    Anh Xuân-Vũ ơi,
    Trong 1 bồn nước cạn, ví-dụ 1 tấc, thì chung quanh phải cao bao nhiêu để ngăn không cho lươn leo ra.
    Thân.
    Lươn không tính mặt nước,( trừ trường hợp nước tràn), tính từ đáy hồ hay điểm tựa để lươn bò ra, chiều cao của thành hồ hơn chiều dài của lươn 20cm, là lươn không bò ra được.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    lươn giống

    Xin chào mấy Bác! Nhà em củng có

    nuôi Lươn nhưng tìm con giống chất lượng thì cực quá! Có Bác nào biết kinh nghiệm sản xuất và nhân giống Lươn không chỉ em với?????

  7. #27
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    <TABLE cellSpacing=0 cellPadding=5 width="100%" align=left border=0><TBODY><TR><TD>http://longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=4817&catID=1

    Cập nhật: 21 tháng 10 năm 2007
    </TD></TR><TR><TD>Kỹ thuật

    nuôi lươn
    </TD></TR><TR><TD>Nguồn: KS. Đoàn Kim Sơn – ĐH. Nông Lâm TP. HCM </TD></TR><TR><TD><TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width=200 align=right border=0><TBODY><TR><TD style="BORDER-RIGHT: #999999 1px solid; PADDING-RIGHT: 5px; BORDER-TOP: #999999 1px solid; PADDING-LEFT: 5px; PADDING-BOTTOM: 5px; BORDER-LEFT: #999999 1px solid; PADDING-TOP: 5px; BORDER-BOTTOM: #999999 1px solid"></TD></TR><TR><TD style="BORDER-RIGHT: #999999 1px solid; PADDING-RIGHT: 3px; PADDING-LEFT: 3px; PADDING-BOTTOM: 3px; BORDER-LEFT: #999999 1px solid; PADDING-TOP: 3px; BORDER-BOTTOM: #999999 1px solid" align=middle>Mô hình nuôi lươn</TD></TR></TBODY></TABLE>Ngày nay mô hình nuôi lươn đang đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con nông dân. Qua tài liệu này chúng tôi mong muốn đem đến cho bà con nông dân những kỹ thuật cơ bản trong quá trình nuôi lươn.
    Một vài đặc điểm sinh học của Lươn
    Lươn là loài động vật lưỡng tính sống ở nước ngọt thuộc họ nhà cá (Anguillidae). Lươn đồng hay lươn nước ngọt có tên khoa học là Fluta alba (miền <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-comffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1lace w:st="on">Nam</st1lace></st1:country-region>) hay Monopterus albus (Ziew) (miền Bắc)
    Lươn có cấu tạo hình thái và cơ quan hô hấp khá đặc biệt: da trơn bóng không có vảy, hình dạng như rắn, thân tròn, đường kính từ 2 – 3 cm, thân dài từ 30 – 60 cm, có thể hô hấp qua xoang hầu, da và đôi lỗ mũi. Trong tuyến sinh dục có cả tinh nang lẫn noãn sào. Do đó lươn còn được gọi là loài lưỡng tính, theo nghiên cứu cho thấy tất cả lươn con đều là lươn cái. Nhưng sau khi sinh sản thì lươn cái đó dần biến thành lươn đực.
    Vì vậy có thể phân lươn đực và lươn cái dựa vào chiều dài thân lươn: lươn nhỏ hơn 20 cm thường là lươn cái, từ 22 cm trở lên bắt đầu chuyển

    giới tính dần, dài khoảng 35 – 45 cm thì số lượng đực nhiều hơn cái và dài hơn 55cm trở lên thì hầu hết là lươn đực.

    Hình 1: Mô hình nuôi lươn bằng dây nylon và nuôi lươn trong đất
    Sinh trưởng: Lươn ăn mạnh và lớn nhanh vào mùa hè. Mùa đông ít ăn hoặc ngừng ăn (đối với khí hậu miền Bắc), do đó vào mùa đông ở miền Bắc lươn sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ dưới 15<SUP>o</SUP>C thì bắt đầu bỏ ăn, lạnh dưới 10<SUP>o</SUP>C thì tìm chỗ có bùn, hang để tránh rét và nhịn ăn. Nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28<SUP>o</SUP>C. Lươn sẽ chết khi nhiệt độ trên 36<SUP>o</SUP>C.
    Lươn là loài ăn dơ nhưng ở sạch, pH thích hợp của lươn ở từ 6,2 – 6,5, nếu sống trong môi trường nước bẩn thì lươn dễ bị bệnh và chậm lớn.
    Sinh sản: Khi 8 – 12 tháng tuổi lươn có thể sinh sản được, mỗi lần lươn đẻ được từ 400 – 600 trứng. Mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 5 âm lịch và kết thúc tháng 7 âm lịch, mùa kép rơi vào tháng 10 âm lịch (thường có ở lươn miền Nam).

    Hình 2: Lấy trứng cho thụ tinh nhân tạo
    Xây dựng ao nuôi
    Hiện nay nuôi lươn gồm có những mô hình cụ thể sau:
    Nuôi lươn trong đất: Mô hình này là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vì lươn mau lớn do không bị thay đổi môi trường sống

    tự nhiên vốn có của nó. Ao nuôi có thể được xây bằng ximăng hoặc đóng cọc tre và trải bạt vào ao, sau đó cho đất vào.

    Hình 3: Chuẩn bị bể nuôi bằng đất
    Diện tích bể nuôi thường sử dụng là bể 4 x 10 m. Đối với bể này cần lót bạt nhựa khổ 6 m, dài 12 m. Với diện tích bạt như vậy sẽ tạo ra được một bể nuôi có diện tích 40 m<SUP>2</SUP>. Cần tạo lỗ thoát nước cho bể và cho đất vào bể. Đất cho vào bể nuôi lươn phải là đất sét hoặc đất thịt, không được cho bùn vào bể nuôi vì bùn sẽ làm cho lươn chậm lớn và hay mắc bệnh. Chiều cao của đất cho vào từ 0,4 – 0,6m, ụ đất được sắp cách bờ thành 0,5m để tạo rãnh thoát nước và là nơi cho lươn ăn. Mực nước cho vào bể thấp hơn đỉnh cao nhất của khối đất 0,2 m.
    Vĩ ăn có thể dùng nia hoặc vòng sắt có bao lưới đặt chìm trong nước (cách mặt nước 10 – 15 cm).
    Nuôi lươn bằng lục bình: Hình thức nuôi này cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhưng thời gian xuất bán dài hơn so với nuôi đất từ 10 – 15 ngày. Điểm chú ý của mô hình này ta có thể tận dụng chuồng heo cũ trải bạt vào để nuôi hoặc trải bạt trong ao đất. Không nên trải bạt trên mặt đất như phương pháp nuôi trong đất vì nhiệt độ cao có thể làm lươn bị sốc nhiệt và chết. Cần tạo ống thoát nước có lỗ khoang nhỏ hơn thân lươn để khi thay nước lươn không ra ngoài được.
    Nuôi lươn bằng dây nylon: Đây là mô hình đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả. Nhưng điểm cần chú ý là khi thả giống là: lươn nuôi bằng mô hình này phải được thuần hóa trước nếu đem lươn từ mô hình nuôi đất qua thì lươn dễ phát bệnh và bỏ ăn.
    Nuôi Lươn bằng rơm: Đây là cách cổ truyền nhưng bà con cần chú ý là rơm phải được ngâm lâu ngày và xả sạch, xả đến khi nào rơm hết ra màu thì thôi. Ao nuôi cũng được xây dựng và như mô hình nuôi lươn trong dây nylon.
    Nuôi lươn kết hợp với nuôi

    trùn quế:
    Đây là phương pháp nuôi theo cách của Thượng Hải - Trung Quốc.

    Phân bò được cho thành luống như luống khoai, để tránh phân bò không bị sạt lỡ ta có thể dùng gạch tấn sen kẽ xung quanh luống phân. Sau đó thả trùn quế vào, sau khi trùn phát triển thì thả lươn giống vào. Cách nuôi này cũng mang lại hiệu quả kinh tế vì không cần phải đầu tư chăm sóc. Nhưng thời gian nuôi rất dài vì trùn không sinh sản đủ cho lươn ăn. Có thể kết hợp cho ăn thêm

    thức ăn nhân tạo.

    Hình 4: Thu hoạch Lươn và mô hình nuôi
    Kỹ thuật nuôi
    Con giống: Đối với con giống lươn. Nếu lươn tự nhiên bị đánh bắt bằng cách chích điện hoặc dùng thuốc nhữ mồi thì lươn này nuôi không được. Lươn từ 20 – 30 con/kg thì thời gian nuôi từ 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch. Lươn từ 30 – 40 con/kg thì thời gian nuôi từ 4 – 5 tháng. Lươn từ 40 – 60 con/kg thì thời gian nuôi từ 5 tháng trở lên.
    Thức ăn
    Lượng thức ăn cho lươn ở giai đoạn đầu từ 3 – 4% trọng lượng, giữa vụ khoảng 7%. Nhưng có thể căn cứ vào lượng thức ăn dư thừa mà tăng giảm thức ăn cho phù hợp. Thức ăn của lươn có thể gồm: ốc, tép, cá tạp hay đầu cá, ruột cá mua ở các chợ, phụ phẩm của lò mổ. Ngoài ra, có thể cho lươn ăn thêm cám, bắp, khoai, đậu mì … trộn chung với thức ăn chính của lươn và cho ăn.
    Đối với lươn giống của Trại thì lươn được thuần cho ăn 30% thức ăn viên, có thể ngâm thức ăn viên của cá da trơn vào nước cho mềm và xay chung với cá hay ốc rồi cho lươn ăn. Ngoài ra, cần phải có thêm bột gòn (hoặc bột keo) làm kết dính thức ăn để không làm rơi vảy thức ăn khi lươn ăn. Đồng thời cần bổ sung bột huyết và premix đặc chế dành cho lươn để giúp lươn mau lớn. Cho lươn ăn vào khoảng 17h – 20h đêm. Vì lươn thường ăn về đêm và nên đặt vĩ ăn ngập trong nước (ăn ngầm).

    Hình 5: Vĩ cho ăn và mô hình nuôi lươn trong chuồng heo củ
    Quản lý ao nuôi
    Lươn mới thả vào bể nuôi thường không ăn, khoảng 3 – 4 ngày thì lươn mới bắt đầu ăn. Nên thay nước lươn ít nhất 1 lần/ngày, nếu nước bẩn dễ làm lươn nhiễm bệnh. Khi cho nước mới cần cho vào nước 0,5 ml Bio For Fish hoặc Iodine trên 1 m<SUP>3</SUP> nước để diệt khuẩn trong nước và thành bể (ngăn ngừa bệnh cho lươn). Nên canh mực nước trong bể nuôi, tránh trường hợp khi mưa lớn, nước dâng cao. hoặc bạt trải làm bể bị rách làm lươn thóat ra ngoài.
    Bệnh và cách phòng trị
    Lươn là loài rất khỏe, ít mắc bệnh. Nếu quản lý nguồn nước luôn sạch thì đảm bảo việc nuôi lươn luôn thành công.
    Bệnh sốt nóng: Do nuôi lươn với mật độ dày, lươn quấn vào nhau, các dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên làm nhiệt độ nước tăng, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn phồng ta, lươn chết hàng loạt. Đối với mô hình nuôi lươn trong ống nhựa hoặc dây nylon thường hay gặp trường hợp này.
    Phòng trị: Nếu thấy hiện tượng này cần san thưa bể nuôi và cho nước sạch chảy tràn liên tục vào bể nuôi từ 2 – 3 giờ. Sau đó ngưng xả, đánh 1 ml Iodin + 3 ml Bio For Fish cho 1 m<SUP>3</SUP> nước. Ngâm trong 3 giờ rồi xả ra, cho nước sạch vào. Sau đó dùng 7 g vitamine C/1 m<SUP>3</SUP> nước tạt đều vào bể để qua đêm rồi thay nước.
    Bệnh lở lét: Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương do xay sát.
    Triệu chứng: Trên mình lươn xuất hiện vết tròn màu đỏ, lươn bơi lội không bình thường.
    Phòng trị: Đem lươn ra bể riêng và ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 0,5%, sau đó sát trùng toàn bể bằng Water Fresh theo liều của nhà sản xuất. Dùng 3 g Amoxilin/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày.
    Bệnh nấm thủy mi: Do ký sinh trùng gây nên, nhìn thấy có sợi hình bông bám vào mình lươn để hút chất dinh dưỡng.
    Phòng trị: Ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 5% trong 10 phút, sau đó thả lại bể. Nên dùng Bioxid For Fish sát trùng bể mỗi ngày.
    Bệnh nhiễm giun (sán): Do lươn ăn thức ăn tươi sống, nên hay nhiễm giun. Ta phải định kỳ sổ giun cho lươn 3tuần/lần. Thuốc trị giun sán dành cho cá và liều theo nhà sản xuất.
    Bệnh đỉa: do đỉa bám vào phần đầu lươn phá hoại mô và hút máu khiến lươn bị yếu kém ăn và vi trùng xâm nhập vào gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sinh trưởng.
    Phòng trị: Dùng dung dịch Sulphate đồng 100 ppm (2,5g sulphat đồng/25 kg nước) ngâm rửa 5 – 10 phút.
    Bệnh tuyến trùng: do ký sinh trùng đường ruột gây ra, tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành các nang bào gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh trên ruột với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.
    Phòng trị: có thể điều trị bằng Bio Benzol và phòng bệnh bằng Bio Green Cutlppm (1 lít/1.000 m<SUP>3</SUP> nước) cần diệt mầm bệnh, ấu trùng ký sinh trước khi thay nước.

    </TD></TR></TBODY></TABLE>

  8. #28
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    mới đây ông nguyễn văn đực (ấp cái tắc,thị trấn phú mỹ,huyện phú tân tỉnh an giang)đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng.
    đây là một tin sốc cho người người

    nuôi lươn,nhiều năm vất vả và trăn trở về con lươn giống.
    có bạn nào biết được số điên thoại của ông nguyễn văn đực,hoăc cách nào liên hệ dể dàng nhất thông báo dùm .rất cảm ơn

  9. #29
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    <TABLE cellSpacing=0 cellPadding=2 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=title1>http://www.setira.com/include/view.asp?FileName=bt071005/luong.htm

    Một số kinh nghiệm

    nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
    </TD></TR><TR><TD class=type><TABLE id=table18 cellSpacing=0 cellPadding=3 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=posted_date width="100%">
    07/10/05​
    </TD></TR><TR><TD class=news_content><TABLE width=2 align=left border=0><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD align=left>Tác giả (trái) và ông Biết bên mô hình nuôi lươn.</TD></TR></TBODY></TABLE>Nuôi lươn trong bể lót bạt có ụ đất đã có ở nhiều nơi, riêng ở xã Vĩnh Trinh, (Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ) có khoảng 30 hộ nuôi lươn tập trung ở 2 ấp Vĩnh Long và Vĩnh Qui. Mỗi hộ có diện tích bồn nuôi từ vài chục đến 500m2. Những năm gần đây, nghề nuôi lươn đã tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi lươn vẫn là quyết định sau cùng cho sản lượng cũng như chất lượng lươn thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

    Ông Huỳnh Văn Phẩm là hộ khởi đầu nuôi lươn ở đây cho biết, ông bắt đầu nuôi lươn từ sau đợt nuôi tôm càng xanh bị

    thất bại. Hồi nuôi tôm, ông đốn toàn bộ tre làm bè, do làm bè bằng tre tươi nên nước lưu thông yếu, mật độ tôm cao, nên bị chết toàn bộ. Cái khó không bó cái khôn, ông dùng số tre bè nuôi tôm làm bồn nuôi lươn. Năm 1998, ông thả 30 kg lươn giống vào bồn nuôi 16m2, thu được 100 kg lươn thịt bán 1,8 triệu đồng. Năm 1999, thả 60 kg lươn giống (bồn nuôi 32m2), bán 180 kg lươn thịt được 4,2 triệu đồng, lời 2,1 triệu đồng. Những năm sau, ông tiếp tục nuôi lươn, đều có hiệu quả. Năm 2004, ông nuôi 10 bồn lươn 300m2, thả 300 kg lươn giống, thu 900 kg lươn thịt, lời 21 triệu đồng. Còn ông Trần Văn Biết, nuôi lươn 4 năm nay, riêng năm 2004 ông nuôi 8 bồn 4 x 10 m, thả 480 kg lươn giống, thu 1.000 kg lươn thịt. Ông cho biết chi phí cho mỗi bồn nuôi lươn như: vật tư, đất, lươn giống và cả tiền

    thức ăn tốn khoảng 5 triệu đồng/bồn, sau thu hoạch trung bình lời khoảng 3 triệu đồng/bồn. Nếu lươn không chết thì người nuôi 1 lời 1, còn bị chết thì lời 50%. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ra, năm 2004 thả nuôi 110 kg lươn giống vào 60m2 bồn, chết còn 57 kg, cuối vụ thu hoạch 302 kg lươn thịt, trừ các chi phí và bỏ công, lời 11 triệu đồng. Năm nay ông thả nuôi 180 kg lươn giống trên diện tích bồn nuôi 120m2, do lươn bị chết khoảng 40 kg, dự kiến vẫn có lời tuy không nhiều.

    Những hộ nuôi lươn ở Vĩnh Trinh đã rút ra một số kinh nghiệm: Lươn giống hao hụt cao 20-50%, thời gian hao hụt kéo dài 20-50 ngày, thời gian này không cho lươn ăn. Lươn chết trong đất làm ô nhiễm môi trường, hàng ngày phải thay nước rửa đất, có khi phải thay đất mới rất tốn kém. Lươn giống do bắt

    tự nhiên từ nhiều nguồn: lươn bị mồi thuốc, bị trầy vết lúc bắt và vận chuyển... Lươn đem về đều có xử lý nước muối, có nơi còn cho muối lên mô đất, nhưng lươn vẫn có thể chết. Trong khi nguồn lươn giống nhân tạo chưa có, phải cần tận dụng nguồn lươn giống tự nhiên để nuôi. Lươn mới đem về không nên cho vào bồn có mô đất nuôi mà nuôi ở bồn không có mô đất như: xô nhựa, lu, khạp có đáy láng, mật độ 200-300 con/m2, có treo dây ni-lông để lươn dựa thở khí trời. Hàng ngày sau khi cho lươn ăn, bắt lươn chết, thay nước mới vào. Lươn phát triển ổn định sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao đất. Như vậy, sẽ giảm lươn chết, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao.

    - Lươn chết một phần còn do không cho lươn ăn kéo dài khi nuôi có mô đất. Nếu nuôi dưỡng giống lươn không mô đất sẽ kiểm tra được tình trạng lươn hàng ngày và cho chúng ăn nên giảm tỷ lệ lươn chết, lươn khỏe đưa vào nuôi lươn thịt sớm. Thức ăn của lươn hiện tại là ruột ốc bươu vàng xay nhuyễn lẫn với thức ăn viên của cá, thêm premit, vitamin C cho vào sàn để lươn ăn. Khởi đầu cho ăn 3-4 kg thức ăn/ngày, khi lươn phát triển ổn định cho ăn 10 kg/ngày/bồn. Lươn ăn mạnh nhất vào chiều tối.

    - Bồn nuôi lươn có mô đất cao hơn mặt nước 0,3 - 0,5 m, nước trong bồn sâu 0,3 - 0,4 m. Các mô đất đang nằm rải ra để lươn trú, một phần lươn chết dễ bắt và xả nước rửa mô đất khi lươn chết trong đất, nhưng lươn vẫn còn chết trong mô đất. Nếu mô đất bị sụp do lươn đào hang cũng bị thất mùa lươn. Nếu như nuôi dưỡng giống lươn riêng, lươn khỏe mới nuôi ở bồn đất, nên làm mô đất ở một phía ao, đầu ao thấp dành cho lươn ăn, thay nước, vệ sinh. Ở mô đất tập trung một phía có thể nuôi trùng trên mô, tạo thêm thức ăn tại chỗ cho lươn, lươn phát triển mạnh đất không bị sụp ảnh hưởng đến đời sống bình thường của lươn.

    - Hàng ngày, sáng lấy sàng thức ăn ra khỏi bồn, loại bỏ thức ăn dư làm ô nhiễm nước nuôi. Tốt nhất chỗ nuôi lươn nên có điện và nguồn nước sạch để thay nước hàng ngày. Có thể thay nước khi nước trong bồn có hiện tượng dơ để tránh lươn chết, ổn định môi trường sống của lươn.

    Lươn có giá cao vào tháng 2 - 4 âm lịch, có năm lươn loại 1 mua tại chỗ giá 80.000 đồng/kg, loại 2 có giá 64.000 đồng/kg. Hiện nay, lươn đã có thị trường trong và ngoài nước khá mạnh, cung chưa đủ cầu nên giá còn khá cao. Do vậy, người nuôi lươn cần rút kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi để phát triển nuôi lươn ổn định, không sử dụng hóa chất

    kháng sinh cấm, để lươn đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới.

    Bài, ảnh: DƯƠNG TẤN LỘC
    </TD></TR></TBODY></TABLE></TD></TR></TBODY></TABLE>

  10. #30
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Những năm 1961-1964, ngoài bắc cũng nở rộ phong trào

    nuôi Lươn.
    Báo Nhân Dân đăng những nông dân nuôi Lươn thành công . Báo Khoa
    Học Thường Thức đăng những kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi Lươn .
    Thế rồi hàng trăm bể nuôi lươn xây lên. Lúc ấy tôi đang học cấp
    3, và nhà trường tôi cũng xây một bể nuôi Lươn khá lớn.
    *
    Lúc ấy có lẽ kỹ thuật không bằng bây giờ, tiền vốn bỏ ra ít để
    thay nước chống ô nhiễm, nên phong trào chỉ nở rộ đúng 1 năm thì
    tắt ngóm. Các chủ bể Lươn âm thầm phá bể đi lấy chỗ làm việc khác.
    Có người lấy đất ra để làm bể nuôi cá, cũng còn có lãi. Không ai
    biết vì sao nuôi Lươn

    thất bại, nhưng có lẽ bị ô nhiễm, và cộng
    thêm mùa đông lạnh lẽo không được dễ dàng như miền Nam.
    *
    Ý kiến riêng của tôi là, cùng một diện tích, bạn hãy thử so sánh
    nuôi Lươn, và đào sâu thả cá, thì cách nào nuôi thả được nhiều
    hơn, đỡ công chống ô nhiễm hơn, và năng suất cao hơn?

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top