
Gửi bởi
snakevn
Cái topic này tình cảnh hệt như trên 1 bàn nhậu: chuyện phiếm, đùa cợt, châm chọc, chỉ trích, khích bác, bôi nhọ và ...chửi thề. Cái chủ đề chính thì chẳng ai nói tới, ai mở miệng hỏi là bị chửi. Thôi thì snakevn có vài lời với 2 bạn lóng983 và hocnuoitom, mong rằng 2 bạn có được chút hỗ trợ gì đó về mặt kiến thức để tự mình giải đáp bài toán mà các bạn đang vấp phải.
@long1983: bạn xem trên gói men vi sinh có hướng dẫn pha 1 kg MVS/ 2lit nước là chính xác hay chưa? Bạn xem kỹ lại như thế nào nhé chứ con số đó thì hơi "ngặt" vì bạn phải biết rằng gói men vi sinh bạn mua dưới dạng bột đó có chứa các chủng vi sinh vật có lợi được gắn trên các chất mang. VSV có kích thước rất nhỏ mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy nên bạn sẽ không biết được số lượng các VSV trong đó là bao nhiêu đâu? Khi pha vào nước và thực hiện quá trình lên men ( có sục khí vì đa số các VSV trong men vi sinh dùng trong thủy sản đều thuộc loại hiếu khí) thì VSV sẽ sinh trưởng và tăng số lượng lên theo cấp số nhân , có thể lên đến con số hàng triệu nên việc dùng 1 thể tích 2 lít nước có thể sẽ hạn chế sự sinh trưởng này. Theo snakevn, tốt hơn hết bạn cứ dùng nước dư ra vì nước có dư cũng chẳng ảnh hưởng gì nhưng nếu thiếu thì sẽ kềm hãm quá trình sinh sản cua VSV. Trường hợp này thì thừa vẫn tốt hơn thiếu bạn nhé !
Tiếp tục bàn tới vấn đề bạn thắc mắc là trên gói men vi sinh hướng dẫn định kỳ 15 ngày sử dụng 1 lần. Xin thưa với bạn là cái đó không có sai đâu nhưng…hoàn toàn không chính xác. VSV có tuổi thọ rất ngắn bạn long1983 ah. Có nhiều chủng loại tuổi thọ có thể tính bằng phút đấy. Tuy nhiên ông Trời cũng rất công bằng khi ban hành “Luật Bù Trừ”. Chết sớm thì sẽ đẻ sớm và dễ đẻ. Vì vậy con số 15 ngày trên nhãn của nhà sản xuất không sai vì họ tính cho bạn là với số lượng VSV gốc như thế thì sẽ sản sinh ra 1 lượng VSV đủ dùng trong 15 ngày , tuy nhiên vì họ mang tính chất kinh doanh nên cũng chỉ đưa ra được 1 con số chung chung đúng cho phòng thí nghiệm chứ trong thực tế thì do môi trường ao nuôi ở mỗi nơi mỗi khác ( mức độ ô nhiễm, độ mặn, nhiệt độ…) nên các VSV sẽ sinh sản và tử vong với mức độ hoàn toàn khác nhau. Chưa kể đến việc các VSV có lợi này bị xung đột với hệ VSV bản địa nữa. Con số 15 ngày đó thông thường sẽ phải giảm đi rất nhiều trong thực tế. Và sẽ chẳng có ai có thể phỏng đoán được 1 con số chung nhất cho việc sử dụng định kỳ cho tấc cả các nơi trừ phi họ cho rằng phải đánh men 1lần/ngày. Cách tốt nhất là phải căn cứ vào mức độ ô nhiễm để đưa ra con số định kỳ cho phù hợp với ao nuôi của mình mà thôi.
Vậy căn cứ vào cái gì để phỏng đoán chu kỳ đánh men?
---------------
Ammonia (NH3), nitrite (NO2), H2S và nitrate (NO3) là các sản phẩm phát sinh trong quá trình phân huỷ chất
hữu cơ gồm chất thải của cá, xác cá chết và
thức ăn thừa. Ba chất đầu rất độc đối với cá nên cần phải duy trì ở nồng độ rất thấp. Các VSV trong men vi sinh sẽ có nhiệm vụ phân giải các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn. Hạn chế được nguy cơ ô nhiễm hữu cơ. Vì vậy đánh giá mức độ của amonia và H2S trong ao nuôi sẽ quyết định chu kỳ sử dụng men vi sinh cho ao nuôi của nhà bạn. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm của 2 chất này thì bạn hỏi thêm các cao thủ trong box thủy sản này nhé.
@hocnuoitom: cho snakevn hỏi bạn 2 câu trước khi trả lời bạn nhé?
- Bạn có coi quảng cáo của Heneiken có một căn hầm ở Thuỵ Sĩ có chứa một loại men, men A. Câu hỏi đặt ra là loại men đó là men gì, vì sao họ phải tốn tiền thuê riêng một két sắt bảo mật trong nhà băng đến như vậy?
- Tại sao các nhà máy bia hàng đầu của VN như bia SG, HN vẫn phải nhập men từ nước ngoài. Tại sao họ không dùng nó để nhân lên rồi dùng dần nhỉ, tội gì phải mua bao nhiêu tiền một ống giống. Giống này sử dụng được tối đa bao nhiêu lần trong các mẻ lên men bia, rượu (lên men bia thì thường được nhiều mẻ hơn)
Bạn cứ từ từ suy nghĩ rồi trả lời cho snakevn về 2 câu hỏi ấy nhé. Còn sau đây thì snakevn có 1 lời khuyên chân tình dành cho bạn là “đừng có ảo tưởng được sở hữu 1 bí kíp của ai đó về việc nhân giống men vi sinh” vì 2 lý do:
- Nếu “bí kíp” đó là có thật thì sẽ không bao giờ đến tay bạn vì đó là “con gà đẻ trứng vàng”. Không ai đem tặng bạn 1 kho tàng như thế đâu.
- Nếu ai đó tặng bạn thì nên xem lại lý do thứ nhất.
Viết về men vi sinh thì có thể sẽ phải viết rất dài và snakevn không có nhiều thời gian để làm chuyện đó. Thôi thì nói ngắn gọn cho bạn dễ hiểu như thế này: men vi sinh hiện nay dùng trong thủy sản không phải là chỉ có 1 chủng loại VSV duy nhất. Thông thường các chế phẩm vi sinh hiện nay được tạo nên từ 3 thành phần:
Thành phần I: là các chủng VK có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ (HCHC) như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp. , Cellulomonas sp. , Lactobacillus sp. , Streptococcus sp. , Sacharomyces sp. , …
Thành phần II: các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
Thành phần III: các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu của hệ vi khuẩn có lợi.
Một số ít CPVS chỉ có hỗn hợp một số enzyme như Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
Từ thành phần trên ta có thể thấy rằng việc nuôi cấy toàn bộ các chủng VSV trong gói men vi sinh không phải là chuyện đơn giản. Môi trường nuôi cấy đó chính là bí mật công nghệ mà không dễ gì thực hiện được với chi phí thấp như bạn mong muốn đâu. Snakevn có đọc ở đâu đó trong box thủy sản này rằng có người dùng mật rỉ + bột đậu nành để tạo môi trường nuôi cấy cho men vi sinh ở dưới ao nhưng điều đó không thể duy trì sự sinh sản của các VSV trên lâu dài được bạn àh. Nếu bạn chú ý kỹ thì trong thành phần của gói men vi sinh có cả các enzym chính là các chất xúc tác để phân hủy các HCHC phức tạp thành đơn giản và từ đó các VSV sẽ tham gia quá trình phân giải các HCHC đơn giản này. Vậy với mật rỉ và bột đậu nành thì cho dù bạn có sục khí oxy đến 80 đời cũng không tạo ra được các enzym như đã nêu trên. Lúc này cái men bạn ủ ra vẫn sẽ không có tác dụng tốt bằng gói men BZT của tụi Mỹ. Chưa kể là trong quá trình bạn ủ như thế sẽ có 1 sớ VSV lạ xâm nhập vào và thế là có cái mùi hôi như bạn đã từng làm. Vậy 1 lời khuyên chân tình là bạn nên phối hợp nhiều phương pháp như pp cơ lý ( lắng, lọc, thay nước, kiểm soát thức ăn thừa…) với việc sử dụng men vi sinh nhằm hạn chế bớt giá thành chứ đừng quá ảo vọng về 1 “bí kíp” nào đó. Khi nào có dịp snakevn sẽ tiếp tục quay lại bàn sâu với bạn hơn về con men vi sinh này nhé. Bạn cố gắng tìm hiểu đi, hiện nay có rất nhiều người học về cong nghệ sinh học và họ hiểu khá sâu về VSV . Chúc bạn thành công trong việc nuôi tôm.
Snakevn viết comment này khá vội và không có thời gian xem lại nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Mong rằng có ai đó thấy sai sót thì giúp snakevn hoàn chỉnh comment này.
NewwayMart tự hào là hệ thống cung cấp đa kênh bao gồm sàn thương mại điện tử kết hợp chuỗi shop. Sàn thương mại điện tử NewwayMart chuyên biệt về lĩnh vực dược mỹ phẩm mang mong muốn với thể kết nối...
TUYỂN cộng tác VIÊN BÁN MỸ PHẨM...