Chào mừng đến với Kênh thông tin kiến thức về nông nghiệp thủy sản và chợ nông nghiệp.

If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed.

Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 61
  1. #11
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi NguSa
    Vòng đời con men vi sinh khỏang từ 3-7 ngày, nghĩa là trong khỏang thời gian sau 3 ngày thì chúng bắt đầu rơi rụng từ từ nếu không được cung cấp dưỡng chất để tăng sinh khối. Vậy:
    1/ Nếu vẫn để vậy và sủi bọt thêm 48 giờ nữa thì cái xô có men cũng chưa chắc đã tốt hơn và cái xô không men thì không tệ hơn vì oxy được sủi vào giúp phân giải bớt 1 số chất thải trong nuớc. Suy ra sủi càng lâu để thử thì cũng không nên

    2/ Nếu vẫn để vậy nhưng không sục oxy thêm 48 giờ nữa thì cái xô có men sẽ bẩn dần dần vì men nó chết thúi hoắc. Suy ra không sủi thì càng không nên nữa vì phép thử sẽ sai.

    Kết luận: đã là thử thì chỉ cần khỏang 24 giờ là đã đánh giá được rồi. Thử lâu hơn thì phải có biện pháp tăng sinh khối. Ở đời thì đâu có thứ gì không chết !
    Hì hì,
    Không dè có bác NgaSa tham-dự. Vậy chúng ta bù-khú cho vui.
    Tui trước có ứng-dụng (theo chỉ-dẫn) chút chút về vi-sinh khi nuôi trùn, nên giờ nghe bà con bàn về con men vi-sinh của ngành thủy-sản, cái hoàn-toàn mới với tui, tui thích-thú theo dõi để học thêm. Vậy cũng xin góp ý.

    Vi-sinh trong một ổ trùn và vi-sinh dùng trong thủy-sản có giống nhau không? Câu hỏi nầy do tui đặt ra cho chính tui, nên cũng xin được trả lời luôn.

    Rồi lại không trả lời được! Vậy phải thu nhỏ câu hỏi lại:
    - Các công-ty bán men vi-sinh trong ngành thủy-sản, có cùng bán một thứ men vi-sinh không?
    Thưa:
    - Theo như họ giải-thích trong phần quảng-cáo suy ra là : Không!

    Nếu chúng đã khác nhau, thì tui lấy vi-sinh trong ổ trùn (táp-nham, hỗ-lốn, đủ mọi thứ, loại vi-sinh) đem ra làm thử-nghiệm trên. Nếu kết-quả cho ra cũng giống như loại vi-sinh thủy-sản được cho là tốt nhất, thì chiều hướng suy-nghĩ của chúng ta có vì đó mà thay đổi không?
    Kính.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    - Chào bác Phụng-Điên: đúng là con men vi sinh cũng không nằm ngoài quy luật sanh-trụ-hoại-diệt nhưng cái điều bác

    Thủy Canh đang muốn đề cập đến lại chỉ là trong 1 xô nước thử và điều kiện chỉ là sục khí chứ không thấy nói gì đến cho ăn nên tôi vốn là cục đất thì thấy sao nói vậy.:approve:

    - Chào bác Thủy Canh: tôi cũng vốn chẳng "gành" con men cũng như bác Phụng-Điên nhưng tôi nghĩ về chủng men thì chắc phải là giống nhau. Khác nhau có chăng là môi trường nuôi cấy sao cho chúng thích hợp với môi trường như thực tế ứng dụng. Ví dụ men A có khả năng xơi chất B thì bỏ chúng ở đâu có chất này chúng đều xơi tuốt. Vấn đề là chúng có khả năng sống trong khí, đất hay nước thì lại là chuyện của nhà sản xuất. Tôi nghĩ cũng giống như bác trồng thủy canh vậy đó. Cũng là 1 cây rau nhưng trồng thổ canh cũng được mà bác thủy canh cũng xong nhưng khi bác đưa nó vào thủy canh thì bác cũng "huấn luyện" nó từ từ cho nó thích nghi với môi trường sống mới vốn không phải là nơi quen thuộc của nó. Vi sinh cũng là 1 sinh vật thôi mà. Chỉ có điều nó bé tí tẹo mình không thấy được nên đôi khi có những câu chuyện về nó trở thành " huyền thoại".
    Vi sinh trong ổ trùn của bác chắc chắn là dùng được nhưng không biết hiệu quả có cao hay không mà thôi vì theo những kiến thức hạn hẹp mà tôi biết thì men của mỗi chủng ngành đều có sự chọn lọc theo cơ chế tập trung. Đó là lý thuyết còn nhà sản xuất họ làm thế nào, trúng hay trật thì tôi đây cũng không thể biết.<center><script async="" src="//pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js"></script>
    <!-- 336 GREEN -->
    <ins class="adsbygoogle" style="display:inline-block;width:336px;height:280px" data-ad-client="ca-pub-2881661826821897" data-ad-slot="2652890255"></ins>
    <script>
    (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
    </script></center>

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thưa bạn NguSa,
    Xin nói cái tui "gành" trước : cây đang trồng thỗ-canh, đưa ngay sang thủy-canh thì thích-ứng ngay tức-khắc, phởn-phơ tức thì. Bởi môi-trường thủy-canh là môi-trường hoàn-hảo cho cây (người trồng cố làm cho được như vậy).

    Về tác-dụng của vi-sinh trên môi-trường thì tui cũng chỉ nghĩ được như bạn nói : Mỗi loại vi-sinh có công-tác riêng. Tỷ như cần phân-hủy một xác thú vật chết, thì mỗi loại vi-sinh hoạt-động trên xác đó cũng có thứ-tự trước sau, và tác-dụng của từng loại cũng hết sức đặc-thù.

    Ngay trong ao cá, tui được nghe giải-thích là chất phế-thải, cùng

    thức ăn dư-thừa phải do 1 loại vi-sinh nhứt định nào nó "làm việc" trước, sau đó mới tới nhóm thứ 2 đảm-nhiệm phần kế. Thứ-tự nầy không hề lẫn-lộn.

    Ngay cả như trong đống phân ủ nhiệt. Khi bắt đầu thì do một loại vi-sinh khơi-mào. Kế đó là loại vi-sinh giữ vai trò chủ-lực nhảy vào hành-động. Mà khi cái đám nầy tung-hoành, thì nhiệt-độ trong đồng ủ lên quá 60oC lận! Lúc nầy thì tất cả các đám vi-sinh khác đã phải đi chỗ khác chơi hết rồi. Hì hì... Bạn đừng cười, tui nghe giải-thích, rồi theo đó mà tưởng-tượng thôi. Và được nhắc-nhở là không được để cho đống phân nầy "tắt nhiệt". Bởi nếu đống phân nầy ủ chưa xong mà bị nguội, thì là phân ủ không kết-quả hoàn-toàn. Vậy thỉnh-thoảng phải xới đống phân, phải xịt nước sơ cho đủ ẩm.

    Tại sao phải làm vậy? Đó là vì bạn thấy cũng như tui thấy là chúng ta phải cho chúng ăn:

    đang muốn đề cập đến lại chỉ là trong 1 xô nước thử và điều kiện chỉ là sục khí chứ không thấy nói gì đến cho ăn nên tôi vốn là cục đất thì thấy sao nói vậy.:approveNgu Sa).

    Link: http://*************/home/threads/85745-Cach-kiem-chung-men-vi-sinh-tot-hay-xau-/page2#ixzz2KTen6jiw

    Do đó, tui cố kéo dài thời-gian giữ vi-sinh trong chậu, để cho thấy là chúng sẽ chết! Vi-sinh cũng là sinh-vật, chúng vẫn cần phải ăn. Sục khí là bởi chúng ta đang dùng loại háo-khí. Và nuôi loại nầy thì không khó, chỉ cần cho chúng ăn và cung-cấp ốc-xy cho chúng thở là đủ. Việc nuôi nầy quá dễ, theo thiển-ý, cũng chính là công việc tạo biofloc thôi!

    Các vi-sinh trong ổ trùn có dùng được cho thủy-sản không?

    Tui xin bạn cho phép tui nói cái suy-nghĩ của tui.
    Trùn ăn gì? Trước, tui nghĩ trùn ăn chất hữu-cơ, nhưng bây giờ tui biết tui sai! Trùn ăn vi-sinh chứ không phải ăn chất hữu-cơ!
    Khi các chất hữu-cơ (tức các chất trước đây đã từng có sự sống) đã chết, phải được phân-hủy, đó là quy-luật của thiên-nhiên, và nhiệm-vụ nầy được giao cho trước hết là côn-trùng, và sau đó là vi-trùng. Đặc-biệt trong côn-trùng thì có con trùn. Con trùn không đến trước vi-trùng, mà đến sau, bởi chúng chờ để ăn vi-trùng (!?).

    Tui được nghe giải-thích là trong lúc ăn vi-sinh, chúng nuốt luôn phần hữu-cơ mà vi-sinh đang bám vào. Vi-sinh tiếp-tục ăn hữu-cơ và sinh-sản trong ruột trùn. Xác vi-sinh chết mới chính là thức ăn của trùn.

    Trong ruột trùn, là một ống rỗng từ đầu đến đuôi, đầy dẫy vi-sinh hiếu-khí, bởi bộ da và nhớt trùn có một ái-lực rất mạnh với ốc-xy, nên trong ruột trùn, loài vi-sinh yếm-khí không có đất sống. Mà vi-sinh yếm-khí thường là loài độc-hại (lại có mùi thúi nữa).

    Vậy, thưa bạn NguSa, tui tin cái đám vi-sinh đủ loại trong ổ-trùn là loại đang làm nhiệm-vụ phân-hủy chất hữu-cơ. Khi chúng làm việc thì không có mùi hôi. Vậy đây là đám thân-thiện (beneficial bacteria), dùng chúng tiếp tay làm sạch các thư dư-thừa trong ao nuôi thủy-sản, nếu không có lợi, cũng không có gì hại.

    Hì hì, tui nói nhăng nói cuội theo điều tui tin, không biết trúng được mấy phần.
    Kính.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0
    Vậy bác Tám cho em hỏi , nếu trong ao nuôi , mình duy trì o xy đạt nồng độ 8 đến 10 mg trên lít thường xuyên , tạo thêm giá thể cho VS bám , như vậy mình có thể không đánh men VS định kỳ được không .

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hì hì, binh_dan đã làm được vậy rồi thì còn hỏi làm chi? Không sợ bị rầy à?
    Vậy binh_dan phải hỏi thêm : Kế, làm thế nào để tạo Biofloc? Như vậy có phải là học thêm được một chiêu đáng... (tính theo binh_dan là) tiền tỷ hôn?
    (Chờ thêm 2 tháng nữa, tui gởi hạt cải "mồng tơi Tây" Spinach cho em).
    Thân.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi binh_dan
    Vậy bác Tám cho em hỏi , nếu trong ao nuôi , mình duy trì o xy đạt nồng độ 8 đến 10 mg trên lít thường xuyên , tạo thêm giá thể cho VS bám , như vậy mình có thể không đánh men VS định kỳ được không .
    Cái nầy Tám Lúa đã lí giải ....chục ngìn lần rồi ...nhà tranh vách đất mà cứ đòi dọn đủa nĩa bạc, chén bát vàng ....khè .khè....

    Khi nào dùng giá thể, khi nào đánh định kì, khi nào đánh 1 lần ....

    - Đánh 1 lần = Biofloc (giá thể)
    - Đánh định kì ...trăm ngìn lần là ao đất.

    "Nàm ơn" học dùm Tám Lúa ...để Tám Lúa có thể kéo dây kéo nhợ, bứng gốc ....giờ làm sao Tám Lúa dám kéo dây, kéo nhợ, kéo bè, kéo lũ đi xuống Địa Tàu Âm Phủ đây....hu hu hu.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thuy-canh
    Hì hì, binh_dan đã làm được vậy rồi thì còn hỏi làm chi? Không sợ bị rầy à?
    Vậy binh_dan phải hỏi thêm : Kế, làm thế nào để tạo Biofloc? Như vậy có phải là học thêm được một chiêu đáng... (tính theo binh_dan là) tiền tỷ hôn?
    (Chờ thêm 2 tháng nữa, tui gởi hạt cải "mồng tơi Tây" cho em).
    Thân.
    Hỏi từ từ mới hiểu được bác TC à , chứ hỏi đến biofloc thì trình độ của em chưa tiếp thu được .

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi binh_dan
    Hỏi từ từ mới hiểu được bác TC à , chứ hỏi đến biofloc thì trình độ của em chưa tiếp thu được .
    Tiến Sĩ đã từng du học ngoại, Mỹ Úc, ngay cã người sản xuất ra con men vi sinh còn chưa hiểu chưa biết thì làm sao binh_dan hiểu được Biofloc ...Biofloc chỉ là bọt cá bảy trầu ...còn trong quá trình hình thành thì qua một quan ải của một thế giới khác, chỉ người có duyên mới gặp mới biết mới hiểu được.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi binh_dan
    Hỏi từ từ mới hiểu được bác TC à , chứ hỏi đến biofloc thì trình độ của em chưa tiếp thu được .
    Ừ, thôi từ-từ!
    Cái vụ nuôi trùn mình bàn đó! Lần sau về anh em mình bàn tiếp vụ tạo "biofloc" trong lãnh-vực nuối trùn.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thuy-canh
    Thưa bạn NguSa,
    Xin nói cái tui "gành" trước : cây đang trồng thỗ-canh, đưa ngay sang thủy-canh thì thích-ứng ngay tức-khắc, phởn-phơ tức thì. Bởi môi-trường thủy-canh là môi-trường hoàn-hảo cho cây (người trồng cố làm cho được như vậy).
    Cây thổ canh đưa qua

    thủy canh thích ứng ngay tức khắc thì đó là dưới bàn tay chuyên gia của bác chứ người amateur thì cũng vật vã chứ chẳng chơi. Vấn đề bác cũng đã nói rồi, " thủy canh là môi trường hòan hảo cho cây vì người trồng cố làm cho được như vậy" thì ý này cũng không khác gì tôi đã nói các nhà sx men cố tạo ra chủng men thích nghi với môi trường thực tế yêu cầu. TGôi và bác đều có chung 1 ý nhưng có lẽ cách diễn đạt có khác đôi chút. Đơn giản là vậy.





    Trích dẫn Gửi bởi Thuy-canh
    Trùn ăn gì? Trước, tui nghĩ trùn ăn chất hữu-cơ, nhưng bây giờ tui biết tui sai! Trùn ăn vi-sinh chứ không phải ăn chất hữu-cơ!
    Khi các chất hữu-cơ (tức các chất trước đây đã từng có sự sống) đã chết, phải được phân-hủy, đó là quy-luật của thiên-nhiên, và nhiệm-vụ nầy được giao cho trước hết là côn-trùng, và sau đó là vi-trùng. Đặc-biệt trong côn-trùng thì có con trùn. Con trùn không đến trước vi-trùng, mà đến sau, bởi chúng chờ để ăn vi-trùng (!?).

    Tui được nghe giải-thích là trong lúc ăn vi-sinh, chúng nuốt luôn phần hữu-cơ mà vi-sinh đang bám vào. Vi-sinh tiếp-tục ăn hữu-cơ và sinh-sản trong ruột trùn. Xác vi-sinh chết mới chính là

    thức ăn của trùn.

    Trong ruột trùn, là một ống rỗng từ đầu đến đuôi, đầy dẫy vi-sinh hiếu-khí, bởi bộ da và nhớt trùn có một ái-lực rất mạnh với ốc-xy, nên trong ruột trùn, loài vi-sinh yếm-khí không có đất sống. Mà vi-sinh yếm-khí thường là loài độc-hại (lại có mùi thúi nữa).

    Vậy, thưa bạn NguSa, tui tin cái đám vi-sinh đủ loại trong ổ-trùn là loại đang làm nhiệm-vụ phân-hủy chất hữu-cơ. Khi chúng làm việc thì không có mùi hôi. Vậy đây là đám thân-thiện (beneficial bacteria), dùng chúng tiếp tay làm sạch các thư dư-thừa trong ao nuôi thủy-sản, nếu không có lợi, cũng không có gì hại.

    Hì hì, tui nói nhăng nói cuội theo điều tui tin, không biết trúng được mấy phần.
    Kính.
    Thú thật là trước khi đọc bài này tôi cũng đã từng nghĩ rằng trùn ăn chất

    hữu cơ. May nhờ có bác mà tôi biết rằng những điều tôi biết trước đây không đúng. Cám ơn bác đã chia sẻ.
    Tôi vẫn tin là dịch trùn vẫn là 1 loại men vi sinh hữu dụng. Vấn đề là chúng hữu dụng đến mức độ nào thì cần phải thử mới biết được bác à. Vì hiện nay giá vốn của 1 kg trùn cũng không phải rẻ nên vấn đề kinh tế vẫn phải xem xét khi dùng loại này thay thế men vi sinh thị trường đang sử dụng hiện nay. Phải làm thực nghiệm để xem bao nhiêu kg trùn thì xử lý được bao nhiêu khối nước bẩn ở mức độ như thế nào? Hiệu quả phải được quy về lợi nhuận thì mới gọi là làm kinh tế. Còn không thì cũng chỉ dừng ở phạm vi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứ không có tính phổ dụng.

    Thân ái !
    Ngu Sa

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top