-
10-21-2013, 05:17 AM #21
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Nghe các bác bình luận e thấy con này khó như lên trời e cứ nghe e thấy một số bác cứ đi theo mà k biết sẽ đi về đâu theo e nghĩ có khi phải để thế hệ 9x hay 10x mới có khả thi mất. Theo e nghĩ thui các bác k làm đc thì tìm con khác cây khác đi chứ tìm hoài thử nghiệm hoài k có kết quả khả quan e thấy tội quá chưa nói đến vấn đề có những bà con bị gạt về vấn đề con giống nữa thật tội quá . E nói sai cái gì mong các bác bỏ quá nhé .
-
10-22-2013, 03:56 AM #22
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Bác nói thế có gì sai mà chém. Giống như VIỆT NAM mình đi vay vốn ODA gì đó đời cha chú không trả được thì đén đời con chau trả thui. Dẫu sao cũng cám ơn Bác đã đọc bài - có cơ hội cảnh báo mọi người. Thanks
-
10-22-2013, 08:21 PM #23
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Sao mô hình nuôi
cá Chạch bùn lại lùm xùm và kéo dài đến mấy năm trời vậy ta . Mình tra hoài mà cũng không thể biết tên khoa học thật sự của con này , mặc dù từ nhỏ đến giờ mình đã ăn rất nhiều . Có lẽ chúng là loài đặc trưng của VN hay sao ấy . Có Bạn nào thật sự biết tên Khoa Học chính xác của chủng cá này không , mách cho mình với ???
Ngày xưa mổi lần về Đồng Tháp . qua Bắc Cao Lãnh là mình thường hay mua loại khô của con cá này về làm quà , chúng được bày bán đầy ở các sạp hàng . và cũng cách đây hơn 10 năm khi làm công trình xây dựng ở KCN Tân Tạo mình cũng được biết có một Việt Kiều về mở xưởng thu mua chế biến con cá này ở KCN để xuất tiểu ngạch qua thị trường Mỹ .
Về chăn nuôi thương mại thì mình lại thấy ở Mỹ , Trung Quốc họ nuôi loài cá Chạch Lấu ( Loach , Misgurnus anguillicaudatus ) , loài cá Chình ( Eels ) . Xét về giá trị thương mại tại VN cũng như trên thế giới theo mình được biết thì 2 loài này hơn hẳn cá Chạch bùn . Xét về khả thi trong phát triển chăn nuôi thì chúng đã và đang được nhiều nước trên thế giới thuần hóa , và đưa vào diện
vật nuôi phổ thông trong ngành chăn nuôi thủy sản . Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi , con giống thì đầy dẫy cả đấy mà . Thế tại sao ta lại không thay đổi hướng đi cho phù hợp với trào lưu của thế giới nhỉ , sao lại cứ phải đâm đầu vô vách đá ? đã đau mà còn mời gọi người khác cùng đau , lạ thật là lạ ?
Loach và ao nuôi
-
10-23-2013, 12:44 AM #24
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Vấn đề là bạn đã nói đúng rồi đó. Chính cái đặc điểm vùng miền đó đem lại cho nó một gía trị không thay thế được ( như Sâm triều tiên - sao họ không trồng ở các nước cạnh triều tiên để có chất lượng như ở Triều tiên nhỉ ???)
cá Chạch VIỆT NAM cũng vậy cùng 1 loại khi ở TQ có độ đạm 12% - còn ở VIỆT NAM nó đạt 18,2% độ đạm. Vậy nên TQ mới gọi đó là Sâm nước đó bạn. Và cũng chính vì nó khó nên dân mình mới bỏ công sức tìm tòi để có cách làm tốt hơn đó bạn. Còn bạn nói sao không làm theo su hướng của thế giới ah..... Cho đến giờ phút này bạn còn nói mọi người làm theo xu hướng, phong trào của thế giới ah --- để tạo ra 1 đống sảm phẳm rồi được mùa mất gía rủ nhau nhảy Cầu ah .....xem ra vấn đề định hướng bạn không bằng những người nông dân rồi. Nông dân họ chấp nhận mất mát để tìm cho mình con đường mới đó là người có chí hướng còn bạn lại xui họ vậy ( bạn có biết trên D Đ agriviet có mục
nuôi Gà nhưng chẳng thấy họ bàn chuyện nuôi Gà CN như các nước trên thế giới không mà toàn thấy bàn nuôi gà thả vườn, bán CN ) có lẽ là vì con Gà thả vườn vẫn có đất sống dài dài. Các con vật khác như bạn nói - liệu khi dân mình nuôi có cạnh tranh với họ được không ??? Khi mà họ đã phát triển đến đỉnh điểm.
Con cá Chạch đúng là có lùm xùm nhưng chỉ là mấy ông bán giống lừa đảo thôi chứ có phải không nuôi được đâu. Tương lai gần nó sẽ hoàn thiện và phát triển. Và nếu hôm nay chúng ta không bắt đầu thì bao giờ mới có kết thúc đây .....Dfruit ????
-
10-23-2013, 07:31 AM #25
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi namnongdan
Nói về tên gọi Sâm nước khi mình tra cứu tài liệu về ngành
nuôi Lươn thì đã phát hiện ra từ này . hiện nay tại TQ " Nhân Sâm Nước " có thể khai thác thương mại thành
vật nuôi phổ thông bao gồm nhiều loại như : Lươn , Cá Chình sông , Cá Trạch Lấu ( Loach ) ... không riêng về cá Chạch đâu . Và riêng về cá chạch có nút chấm ở đuôi giống như VN thì hầu như không thấy họ nuôi , và cả loài hoang dã trong thiên nhiên nữa cũng không thấy bóng dáng chúng nên mình mới hỏi xem có ai đã thật sự biết tên KH của Con Cá Chạch bùn của VN không đễ dễ tra cứu ấy mà . Cái tên KH mà VN ta khẳng định trên các trang mạng , kể cả wiki thì hầu hết lại là bà con họ hàng với chạch lấu ( Misgurnus anguillicaudatus ) không hà .
Giai đoạn đầu khi VN mới hội nhập , thế giới nhìn ta với lợi thế nguồn nhân công giá rẻ , họ ồ ạt đầu tư vào khai thác . Giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai thì lợi thế này đã hết tác dụng . Do vậy để tiếp tục phát triển chúng ta cần phải bức phá vượt lên , dựa trên những nền tản KHKT , CN tiên tiến , mới mong thay đổi được cục diện , khi mà hàng rào thuế quan trong nước buộc phải rộng mở cho hội nhập WTO và tới đây lại thêm cái anh
TPP nữa .
Nền sản xuất nhỏ , manh mún của nông thôn VN trong một tương lai không xa có thể sẽ không còn đất sống . Riêng ngành sản xuất Lúa gạo thì hiện nay cả nước đang vận động thay đổi mô hình mới với những cách đồng mẫu hàng trăm đến hàng ngàn hecta , nhằm tiết giảm chi phí đầu tư và giúp tăng thêm năng xuất cũng như chất lượng hàng hóa .
Cái thiếu và yếu của NN VN nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là tính bền vững trong chuổi sản xuất , tỷ lệ nguyên liệu SX lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nhập khẩu , thậm chí có những thời điểm giá thành chăn nuôi còn cao hơn giá thành bán buôn . đồng thời những sáng tạo mới trong việc tận dụng , tái tạo nguồn phế phẩm trong SX NN thì không được hổ trợ cho nghiên cứu và khuyến khích phát triển .
Ví dụ : trong chuổi thực phẩm mô hình chăn nuôi chất lượng cao ( tương tự như gà thả vườn , heo tộc ở VN mình ) nhưng vẫn theo hướng thương mại hóa . Các chủng loại như : heo lai hoang dã , gà vườn , cá chình , cá chạch , Lươn ... Họ sử dụng đến hơn 30% nguồn thực phẩm có độ đạm cao từ giòi , trùng nuôi nhân tạo . Mà những loài côn trùng này , nguồn nguyên liệu nuôi chúng lại là
phân chuồng , rơm rạ ... thãy ra từ ngành chăn nuôi , trồng trọt , do vậy chi phí trong sản xuất của họ rất thấp . Với lợi thế này khả năng cạnh tranh thương mại trên thị trường hàng hóa chăn nuôi chất lượng cao của họ cũng vô cùng lớn . Với thị trường hơn 1,2 tỷ dân số ,và nền tăng trưởng kinh tế không ngừng phát triển mạnh , nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm thủy sản chất lượng cao của TQ vẫn luôn là thị trường hấp dẫn , mà ngành SX trong nước họ vẫn chưa và không thể đáp ứng đủ do đã quá tải . Về Lợi thế vùng khí hậu , thổ nhưỡng phù hợp cho chăn nuôi các chủng loại này nếu đem lên bàn cân so sánh thì ta hơn hẳn họ , nhất là lợi thế về cự li gần , chung đương biên giới cho lĩnh vực XK những mặt hàng này từ VN trong tương lai gần . Cái thiếu và yếu của ta hiện nay là KT & CN trong SX . Vì vậy việc định hướng các mô hình SX ( mới mình , cũ người ) trong quá trình hội nhập không nhất thiết cứ phải quanh quẩn trong ao nhà . Nông dân TQ thời gian gần đây đã bắt đầu có xu hướng đổ bộ sang VN để thuê mướn đất SX , canh tác NN rồi đấy Bạn ạ , thay vì chờ họ qua làm rồi mới học hỏi ( e rằng sẽ quá muộn , mất cơ hội ) , ta vẫn có thể chủ động nghiên cứu các mô hình của họ để làm trước vẫn hơn chứ .
Trở lại chuyện 2 chúng mình : Cá chạch tuy ngon , bổ dưỡng nhưng giá thương mại của chúng chưa chắc đã hơn Cá Chình , Cá Chạch Lấu và cũng chỉ xem xem với Lươn thôi . Và việc quan trọng là lĩnh vực phải làm sao thuần dưỡng chúng để có thể gây giống sinh sản nhân tạo hoặc bán nhân tạo , thích nghi , phù hợp với điều kiện chăn nuôi phổ thông thì mới mong mang lại hiệu quả KT cao . Để làm được điều này , ngoài yếu tố thời gian cần cho khảo nghiệm thực tế có thể trong vài năm , cũng còn cần nhiều nguồn lực hổ trợ rất lớn từ nhà nước cho các công trình nghiên cứu nghiêm túc , hữu dụng . Xem ra tương lai của chúng hiện còn quá mờ mịch , mà sự cấp bách về vật nuôi , cây trồng có thể mang lại hiệu quả KT cao cho người Nông dân sản xuất NN , lại đang được mong ngóng , chờ đợi từng khắc từng ngày .
Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu...
-
10-23-2013, 07:26 PM #26
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Bạn nói tôi thấy logic nhưng ở Việt Nam các con
vật nuôi mà bạn nói đã có nhiều người làm ( Cá Chình, Chạch Lấu vv) đầu ra cho SP không nhiều nữa, các loài cá khác thì dịch bệnh triền miên chứ không phải dân mình không biết làm. Còn nhà nuóc mình không có chính sách hỗ trợ ND và nếu có thì nghe mấy ổng đó có mà ăn cám( vì chính sách chạy theo thực tế mà). Nên về cơ bản dân mình vẫn tự tìm tòi mà làm thôi.
Con
cá chạch bên Tq cũng nuôi nhiều nhưng không đáp ứng đủ cho TT và Chạch bên họ không ngon như bên mình nên thương lái rất thích và săn tìm bao nhiêu cũng mua kể cả to nhỏ. Còn lươn, cá Chình ho có săn tìm đâu có lẽ vì cung nhiều. Và nếu chúng ta chi nhìn vào cái lợi trước mắt mà làm thì có thể đối mặt với rủi ro do bão hòa và không đủ vốn để lÀm dàn trải như vậy.
Theo tôi nghĩ làm cái mới đúng là rất kho khăn và cần nhiều thời gian nhưng tại sao nha nước, các nhà khoa học vẫn đầu tư thời gian nghiên cứu mà chưa chắc đã có thành công ----phai chăng đó là niềm đam mê và nhưng người nông dân mạo hiểm cũng vậy --- tại sao ???
Theo ngu kiến của tôi -- ngoài niềm đam mê ra thì khi ai đó thích làm 1 cái mới vì đơn giản là cái đó còn lâu nữa nó mới cũ bạn ah. Thân
Mỗi người có một con đường --- mà chỉ khi nào đi hết con đường đó bạn mới biết được là nó có thành công hay không. Và trên còn đường đó có nhiều ngã rẽ và nếu bạn cứ rẽ phải ( hoặc trái)nhiều lần nó sẽ đưa bạn về nơi bạn xuất phát.
-
10-23-2013, 08:44 PM #27
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Thông tin Bạn đưa ra không chính xác :
* Con
cá chạch bên Tq cũng nuôi nhiều nhưng không đáp ứng đủ cho TT và Chạch bên họ không ngon như bên mình nên thương lái rất thích và săn tìm bao nhiêu cũng mua kể cả to nhỏ . Cá chạch ( loại có chấm ở phần đuôi ) TQ không hề nuôi thương mại , có chăng chỉ là nguồn hoang dã đánh bắt ngoài
tự nhiên ở lưu vực sông Dương Tử thôi . Điều này chứng tỏ nó chưa hoặc không thể thích nghi cho chăn nuôi thủy sản ở nước họ . Nguồn lực cho các Chương trình Nghiên cứu
vật nuôi cây trồng của họ rất khổng lồ mà riêng với con cá Chạch đến giờ vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi , theo thiển ý của mình ở VN với nguồn lực cho nghiên cứu hạn hẹp thì khó mà thành công trong tương lai gần .
* Khảo sát giá bán lẽ thị trường thủy sản (chăn nuôi tươi sống ) tại Quảng Đông TQ 09/2013
- Cá Chình nước ngọt : 45 -55 NDT/kg
- Lươn : 40 - 50 NDT/kg
- Loach ( Chạch Lấu ) : 35 - 45 NDT/kg
1 NDT = 3150 đồng
Ở VN giá Lươn theo một số thông tin trên mạng Agriviet mà một số bạn cung cấp tầm cở 100 - 130 ngàn/kg ( giá bán buôn ) . Còn cá Chạch Lấu và Cá Chình nước ngọt là hàng hiếm , không thấy bày bán ở chợ . Trong các quán ăn , nhà hàng đặc sản ở khu vực TP HCM giá Cá Chình tầm cở 300 - 400 ngàn/kg , Chạch Lấu thì phải theo mùa mới có nhưng cũng cao không kém cá chình . Điều này chứng tỏ các loài này trên thị trường là được đánh bắt từ nguồn tự nhiên chứ không phải vật nuôi phổ thông mà như Bạn nói đã có nhiều người làm là chưa chính xác .
Với giá Lươn , Cá Chình ở VN như vậy thì thương lái TQ cần gì phải săn tìm .
-
10-24-2013, 12:52 AM #28
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Bạn nói sai roi Dfruit.
Cá Chạch Lấu đã nuôi lồng bè trong miền tây rồi, Cá Chình đã nuôi trong ao đất từ lâu rôi, bạn cần cập nhật TT ngoài thực tế nhiều hơn nữa nhé. Riêng cá trình mà bán gía sỉ dưới 200k là lỗ rồi. Còn Cá Chạch bạn nói vậy về nó nên tôi thấy bạn chưa biết nhiều về nó. Nói cho bạn biết chúng tôi đã sang TQ để mua giống của họ và họ cũng đang nuôi đại trà trong vèo lưới nhưng đặc điểm thổ nhưỡng không bằng mình nên họ vẫn thích cá bên mình. Còn bạn nói loại Chạch có chấm hoa ở đuôi không có bên mình nhưng chúng tôi không quan tâm vì ngay ở Việt Nam cũng có 4-5 loại chạch khác nhau về hình thể ( Chạch ở Hải Dương, thái bình, ninh Bình, thanh hóa, nghệ an cũng có nhung điểm khác nhau đó) nhưng chúng đều có độ đạm như nhau đó bạn. Và nếu bạn ở trong Nam bạn còn thấy 1 loại Chạch có đầu nhọn, chạch lửa. TQ chỉ QTâm đến con Chạch đồng chứ không QT nó có mầu sắc gì bạn ah. Có lẽ vì chúng chỉ cùng dòng giống như người Việt Nam với nhau và chỉ là khác Ae con chú con bác mà thôi.
Chúng tôi đã cho lai ghép Chạch giữa các tỉnh với nhau và lại cho ra một thế hệ F mới.
-
01-15-2014, 03:30 AM #29
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Cá Chạch Bùn
Gửi bởi linhcodondld
-
01-17-2014, 03:41 PM #30
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi hoanghai
Là người trẻ trong cuộc sống hiện đại và vội vã này, họ luôn tìm kiếm phong cách sống vừa đơn giản nhưng lại tiện ích, một xu hướng được ưa chuộng ngày nay. Những điều tạo nên sức hút của phong cách...
Thế nào là phong cách nội thất tối...