Chào mừng đến với Kênh thông tin kiến thức về nông nghiệp thủy sản và chợ nông nghiệp.

If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trồng khoai lang lấy củ

    Có anh chị nào đã trồng khoai lang thì cho e hỏi tí:
    -năng suất trung bình 1ha trồng khoai là bao nhiêu ạ (e ở daklak,đát đỏ bazan)
    -dịch bệnh thì như thế nào,có dễ kiểm soát như trồng các cây khác không?
    -có ai đã dùng những chất :NAA,CCC.Cytokinin,Ga3 trong việc trồng khoai chưa.
    -Mình lên luống trông khoai như vậy thì lúc tưới thì mình tưới như thế nào?
    -thời điểm nào thì giá khoai cao nhất..
    Rất mong nhận đc sự góp ý của a chị,cảm ơn!<center>

    <ins style="display:inline-block;width:336px;height:280px" data-ad-client="ca-pub-2881661826821897" data-ad-slot="2652890255"></ins>
    </center>

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Xin trả lời 2 điều tôi biết thôi:

    1- Trồng khoai lang có thể tưới cho ẩm đất,
    không được ướt đất, và chỉ tưới khi đặt dây,
    cho dây khỏi bị khô héo chết. Sau khi dây
    lang bén rễ rồi, thấy ngọn cứng lên chứ không
    rũ xuống vì héo nữa, thì không được tưới. Khoai
    lang bị tưới sẽ không có củ. Tốt nhất, khi mới
    đặt dây, có thể giăng lưới để che cho khỏi bị
    nắng gắt. Nắng nhẹ thì không cần che. Thực tế
    tôi trồng khoai lang ngoài bắc thì sau khi đặt
    dây, dây lang gần như bị chết khô. Chắc chắn
    được che lưới, thì cây chóng bén rễ hơn, khỏe
    hơn, và năng suất hơn.

    2- Có một số sâu ăn lá và cuộng khoai. Ngày
    xưa tôi bắt sâu bằng tay. Chắc rằng

    phun thuốc
    thì tốt hơn. Nguy hại nhất là giống bọ cánh
    cứng, hình thù như con mọt gạo, ăn củ khoai,
    thường gọi là "Sùng" hay "Hà." Con này đào
    hang ngoằn ngoèo trong củ khoai. Cả những chỗ
    củ ở gần hang của nó, đều có mùi hăng hắc rất
    khó chịu. Lỡ cắn phải chỗ khoai đó, thì thấy
    cay và đắng, phải nhổ ngay ra, không thể nhai
    hay nuốt được. Con này ăn củ khoai, nên khó
    phun thuốc ngầm dưới đất được. Khi ruộng khoai
    bị Sùng hay Hà, thì hàng chục héc ta quanh đó
    cũng sẽ bị Sùng hay Hà, vì nó bay đi xa và đẻ
    trứng nở con trên các cây khoai lang trong vòng
    bay của nó. Khi thấy có sùng hay hà trong khu
    vực gần mình, phải phá bỏ tất cả các ruộng đang
    trồng khoai lang để lấy đất trồng cây khác.
    Cũng vì lẽ đó, trồng khoai lang nên chỉ trồng
    diện tích nhỏ thôi, để lỡ có sùng, không bị
    thiệt hại lớn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi anhmytran
    Xin trả lời 2 điều tôi biết thôi:

    1- Trồng khoai lang có thể tưới cho ẩm đất,
    không được ướt đất, và chỉ tưới khi đặt dây,
    cho dây khỏi bị khô héo chết. Sau khi dây
    lang bén rễ rồi, thấy ngọn cứng lên chứ không
    rũ xuống vì héo nữa, thì không được tưới. Khoai
    lang bị tưới sẽ không có củ. Tốt nhất, khi mới
    đặt dây, có thể giăng lưới để che cho khỏi bị
    nắng gắt. Nắng nhẹ thì không cần che. Thực tế
    tôi trồng khoai lang ngoài bắc thì sau khi đặt
    dây, dây lang gần như bị chết khô. Chắc chắn
    được che lưới, thì cây chóng bén rễ hơn, khỏe
    hơn, và năng suất hơn.

    2- Có một số sâu ăn lá và cuộng khoai. Ngày
    xưa tôi bắt sâu bằng tay. Chắc rằng

    phun thuốc
    thì tốt hơn. Nguy hại nhất là giống bọ cánh
    cứng, hình thù như con mọt gạo, ăn củ khoai,
    thường gọi là "Sùng" hay "Hà." Con này đào
    hang ngoằn ngoèo trong củ khoai. Cả những chỗ
    củ ở gần hang của nó, đều có mùi hăng hắc rất
    khó chịu. Lỡ cắn phải chỗ khoai đó, thì thấy
    cay và đắng, phải nhổ ngay ra, không thể nhai
    hay nuốt được. Con này ăn củ khoai, nên khó
    phun thuốc ngầm dưới đất được. Khi ruộng khoai
    bị Sùng hay Hà, thì hàng chục héc ta quanh đó
    cũng sẽ bị Sùng hay Hà, vì nó bay đi xa và đẻ
    trứng nở con trên các cây khoai lang trong vòng
    bay của nó. Khi thấy có sùng hay hà trong khu
    vực gần mình, phải phá bỏ tất cả các ruộng đang
    trồng khoai lang để lấy đất trồng cây khác.
    Cũng vì lẽ đó, trồng khoai lang nên chỉ trồng
    diện tích nhỏ thôi, để lỡ có sùng, không bị
    thiệt hại lớn.
    Vậy theo anh vấn đề dịch bệnh vẫn là yếu tố đầu tiên khi trong khoai phải k ạ.theo e nghĩ thì phòng bệnh hơn chữa bệnh,liệu rằng con sùng hay hà mình quản lý dịch bệnh cho con này có khó không a.e tính trồng dien tích lớn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Tôi không tìm hiểu được người ta trồng khoai
    lang diện tích lớn như thế nào, nhưng theo
    kinh nghiệm đã rất lạc hậu của tôi ở ngoài
    bắc, thì trồng khoai lang chỉ mấy sào hay
    một vài mẫu thôi. Trồng xong, thu hoạch thì
    ngừng ngay, không trồng tiếp vụ sau nữa.
    Vậy mới có câu "Khoai đất lạ, Mạ đất quen."

    Nói tiếng Tàu thì là "luân canh" có nghĩa là
    một mảnh đất trồng nhiều cây thay nhau quay
    vòng quanh năm. Ruộng trồng Khoai Lang thì
    có thể trồng Ngô, Đỗ, Lạc, Vừng. Có thể trồng
    xen gối vụ. Có nghĩa là trồng Khoai xen với
    Ngô khi Ngô sắp thu hoạch. Lúc đó bóng rợp
    của Ngô che cho ngọn khoai lang mới trồng.
    Khi khoai lang bén rễ thì thu hoạch Ngô, ta
    lời được 1 tháng trồng xen. Phải tùy giống
    Ngô mà chia luống Khoai. Ví dụ Ngô Nếp nhỏ
    cây, thì cứ 2 luống Ngô mới trồng một luống
    khoai. Sau khi cắt chặt bỏ cây Ngô, thì khoai
    lang mới lan rộng dây ra. Luân canh gối vụ
    thì con Sùng ăn khoai bị tuyệt giống, không
    lây lan sang vụ sau được. Chỉ sợ mình thu
    hoạch Khoai, thì ruộng bên lại trồng khoai,
    sẽ giữ giống Sùng càng đẻ thêm nhiều, và sau
    khi họ thu hoạch, mình lại trông khoai nữa,
    thì lần này chắc chết hẳn, vì sẽ không có củ
    khoai nào ăn được đâu.

    Muốn giữ giống khoai lang, gọi là Gơ Dây
    hay Gơ Giống, thì cứ trồng trên đất phẳng
    mà không đánh luống, đồng thời tưới nước
    nhiều, và trồng xen dưới gốc cây khác, cho
    khoai ở trong bóng râm. Gơ Dây như vậy,
    không có củ, thì giống Sùng cũng không sinh
    sôi nảy nở được. Giữ giống cho đến 1 năm
    mới trồng lại Khoai Lang, thì rất ít bị
    Sùng. Có thể giữ giống vài năm để chắc chắn
    không có Sùng. Thời gian gơ giữ giống khoai,
    ta vẫn cắt dây khoai đều đều nuôi lợn.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đăk lăk khoai được trồng nhiều ở huyện krông ana và huyện lắc. Họ thuê máy cày luống một người trải dây một người lấp giữ ẩm cho ruộng là khoai phát triển tốt. Sau 2 tháng là có thể bán. Được 3 tháng là họ thuê máy vào cày thu hoạch. Trong thời gian đó bạn

    bón phân và rắc thuốc. có hàng mình giới thiệu người mua

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    E rat cảm ơn sự chia sẽ của 2 anh,e lần đầu trồng nên chua có kinh nghiệm.
    E có 3ha cà phê nhưng mà lam không hiệu quả,e tính phá cà

    trồng bơ mà thấy đất trống nhiều nên e mới trồng khoai,khoảng cách bơ e trồng là 6m.



    Trích dẫn Gửi bởi anhmytran
    Tôi không tìm hiểu được người ta trồng khoai
    lang diện tích lớn như thế nào, nhưng theo
    kinh nghiệm đã rất lạc hậu của tôi ở ngoài
    bắc, thì trồng khoai lang chỉ mấy sào hay
    một vài mẫu thôi. Trồng xong, thu hoạch thì
    ngừng ngay, không trồng tiếp vụ sau nữa.
    Vậy mới có câu "Khoai đất lạ, Mạ đất quen."

    Nói tiếng Tàu thì là "luân canh" có nghĩa là
    một mảnh đất trồng nhiều cây thay nhau quay
    vòng quanh năm. Ruộng trồng Khoai Lang thì
    có thể trồng Ngô, Đỗ, Lạc, Vừng. Có thể trồng
    xen gối vụ. Có nghĩa là trồng Khoai xen với
    Ngô khi Ngô sắp thu hoạch. Lúc đó bóng rợp
    của Ngô che cho ngọn khoai lang mới trồng.
    Khi khoai lang bén rễ thì thu hoạch Ngô, ta
    lời được 1 tháng trồng xen. Phải tùy giống
    Ngô mà chia luống Khoai. Ví dụ Ngô Nếp nhỏ
    cây, thì cứ 2 luống Ngô mới trồng một luống
    khoai. Sau khi cắt chặt bỏ cây Ngô, thì khoai
    lang mới lan rộng dây ra. Luân canh gối vụ
    thì con Sùng ăn khoai bị tuyệt giống, không
    lây lan sang vụ sau được. Chỉ sợ mình thu
    hoạch Khoai, thì ruộng bên lại trồng khoai,
    sẽ giữ giống Sùng càng đẻ thêm nhiều, và sau
    khi họ thu hoạch, mình lại trông khoai nữa,
    thì lần này chắc chết hẳn, vì sẽ không có củ
    khoai nào ăn được đâu.

    Muốn giữ giống khoai lang, gọi là Gơ Dây
    hay Gơ Giống, thì cứ trồng trên đất phẳng
    mà không đánh luống, đồng thời tưới nước
    nhiều, và trồng xen dưới gốc cây khác, cho
    khoai ở trong bóng râm. Gơ Dây như vậy,
    không có củ, thì giống Sùng cũng không sinh
    sôi nảy nở được. Giữ giống cho đến 1 năm
    mới trồng lại Khoai Lang, thì rất ít bị
    Sùng. Có thể giữ giống vài năm để chắc chắn
    không có Sùng. Thời gian gơ giữ giống khoai,
    ta vẫn cắt dây khoai đều đều nuôi lợn.

    Trích dẫn Gửi bởi anhmytran
    Tôi không tìm hiểu được người ta trồng khoai
    lang diện tích lớn như thế nào, nhưng theo
    kinh nghiệm đã rất lạc hậu của tôi ở ngoài
    bắc, thì trồng khoai lang chỉ mấy sào hay
    một vài mẫu thôi. Trồng xong, thu hoạch thì
    ngừng ngay, không trồng tiếp vụ sau nữa.
    Vậy mới có câu "Khoai đất lạ, Mạ đất quen."

    Nói tiếng Tàu thì là "luân canh" có nghĩa là
    một mảnh đất trồng nhiều cây thay nhau quay
    vòng quanh năm. Ruộng trồng Khoai Lang thì
    có thể trồng Ngô, Đỗ, Lạc, Vừng. Có thể trồng
    xen gối vụ. Có nghĩa là trồng Khoai xen với
    Ngô khi Ngô sắp thu hoạch. Lúc đó bóng rợp
    của Ngô che cho ngọn khoai lang mới trồng.
    Khi khoai lang bén rễ thì thu hoạch Ngô, ta
    lời được 1 tháng trồng xen. Phải tùy giống
    Ngô mà chia luống Khoai. Ví dụ Ngô Nếp nhỏ
    cây, thì cứ 2 luống Ngô mới trồng một luống
    khoai. Sau khi cắt chặt bỏ cây Ngô, thì khoai
    lang mới lan rộng dây ra. Luân canh gối vụ
    thì con Sùng ăn khoai bị tuyệt giống, không
    lây lan sang vụ sau được. Chỉ sợ mình thu
    hoạch Khoai, thì ruộng bên lại trồng khoai,
    sẽ giữ giống Sùng càng đẻ thêm nhiều, và sau
    khi họ thu hoạch, mình lại trông khoai nữa,
    thì lần này chắc chết hẳn, vì sẽ không có củ
    khoai nào ăn được đâu.

    Muốn giữ giống khoai lang, gọi là Gơ Dây
    hay Gơ Giống, thì cứ trồng trên đất phẳng
    mà không đánh luống, đồng thời tưới nước
    nhiều, và trồng xen dưới gốc cây khác, cho
    khoai ở trong bóng râm. Gơ Dây như vậy,
    không có củ, thì giống Sùng cũng không sinh
    sôi nảy nở được. Giữ giống cho đến 1 năm
    mới trồng lại Khoai Lang, thì rất ít bị
    Sùng. Có thể giữ giống vài năm để chắc chắn
    không có Sùng. Thời gian gơ giữ giống khoai,
    ta vẫn cắt dây khoai đều đều nuôi lợn.
    E có hỏi một ông chưs cũng trồng khoai o ngoài Bắc chu nói con Hà hay sùng là do thoi diem minh thu hoach,ví như:mình trồng 2 tháng mình thu thì phải đúng 2 tháng mình thu thì con sùng nó k có,còn mình để cỡ 2 tháng 10 ngày mình thu thì chac chắn có sùng.liệu có dung như vậy k a,mong a chia sẻ..




    Trích dẫn Gửi bởi kiên.nguyenminh
    Đăk lăk khoai được trồng nhiều ở huyện krông ana và huyện lắc. Họ thuê máy cày luống một người trải dây một người lấp giữ ẩm cho ruộng là khoai phát triển tốt. Sau 2 tháng là có thể bán. Được 3 tháng là họ thuê máy vào cày thu hoạch. Trong thời gian đó bạn

    bón phân và rắc thuốc. có hàng mình giới thiệu người mua
    Ok,thanks a..e tinh khoang 2 thang nữa e xuống giống.và e cug co tham khảo may ng trồng thì thời điểm khoang thang 4,5 là gia cao nhất phai hk a?

  7. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Ước mơ của người Quảng Bình is củ khoai to bằng cái phích. Khoai ưa đất cát, và ở đâu trên đất việt cũng trồng đc, tuy thế đất đỏ thì phải xới xáo cho bộ rễ thông thoáng.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hohuuthuc
    Ước mơ của người Quảng Bình is củ khoai to bằng cái phích. Khoai ưa đất cát, và ở đâu trên đất việt cũng trồng đc, tuy thế đất đỏ thì phải xới xáo cho bộ rễ thông thoáng.
    Thanks a.để e lư uý điều này

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Ông ấy nói có lý lẽ, nhưng khoai lang
    ăn non thì không ngon, có thể nói là
    không thể ăn được. Nó vừa nhỏ, vừa không
    có bột, không có đường, mà chỉ có nước
    thôi. Thật sự nghe bạn kể vậy, tôi cũng
    bí, không biết nghĩ sao.

    Khoai lang to bằng bắp đùi, là do giống,
    không phải do kỹ thuật. Giống khoai lang
    nhỏ thì ăn rất ngon, nhưng giống khoai
    lang củ to, thì lợn cũng chẳng thích ăn.
    Năm 1960 mấy, đảng và nhà nước có đem giống
    khoai lang Trung Quốc về trồng. Củ nó rất
    to. Thế nhưng sau đó thì tuyệt giống, vì
    chẳng ai giữ giống nó nữa. Những năm ấy,
    còn nhiều giống Trung Quốc nữa, nhưng tất
    cả các giống ấy đều rất to khác thường,
    và đều bị tuyệt giống sau một mùa trồng
    đầu tiên. Có thể kể ra như: Dưa Chuột TQ,
    dưa gang TQ, Khoai Lang TQ, Xu Hào TQ.

    Ngay bây giờ, tôi ở Mỹ, có vài giống Dưa
    Chuột Mỹ rất to, nhưng rất ngon, được giữ
    giống đã nhiều nặm nay. Có cái hay là các
    giống Dưa Chuột khác nhỏ hơn, và có giống
    nhỏ xíu, vẫn được trồng song song với giống
    Dưa Chuột cỡ Bự. Giá tính trái thì khác,
    nhưng tính ra ký thì dưa chuột nhỏ trái hơi
    mắc hơn một chút thôi.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi anhmytran
    Ông ấy nói có lý lẽ, nhưng khoai lang
    ăn non thì không ngon, có thể nói là
    không thể ăn được. Nó vừa nhỏ, vừa không
    có bột, không có đường, mà chỉ có nước
    thôi. Thật sự nghe bạn kể vậy, tôi cũng
    bí, không biết nghĩ sao.

    Khoai lang to bằng bắp đùi, là do giống,
    không phải do kỹ thuật. Giống khoai lang
    nhỏ thì ăn rất ngon, nhưng giống khoai
    lang củ to, thì lợn cũng chẳng thích ăn.
    Năm 1960 mấy, đảng và nhà nước có đem giống
    khoai lang Trung Quốc về trồng. Củ nó rất
    to. Thế nhưng sau đó thì tuyệt giống, vì
    chẳng ai giữ giống nó nữa. Những năm ấy,
    còn nhiều giống Trung Quốc nữa, nhưng tất
    cả các giống ấy đều rất to khác thường,
    và đều bị tuyệt giống sau một mùa trồng
    đầu tiên. Có thể kể ra như: Dưa Chuột TQ,
    dưa gang TQ, Khoai Lang TQ, Xu Hào TQ.

    Ngay bây giờ, tôi ở Mỹ, có vài giống Dưa
    Chuột Mỹ rất to, nhưng rất ngon, được giữ
    giống đã nhiều nặm nay. Có cái hay là các
    giống Dưa Chuột khác nhỏ hơn, và có giống
    nhỏ xíu, vẫn được trồng song song với giống
    Dưa Chuột cỡ Bự. Giá tính trái thì khác,
    nhưng tính ra ký thì dưa chuột nhỏ trái hơi
    mắc hơn một chút thôi.
    A hiểu sai y e rồi,e dang hỏi a chuyện con Hà hay sùng ak,còn chuyen củ lang mà to bằng cái phích thì e k dam nghĩ tới chuyện đó đâu.,e biết thị hiếu nguoi Việt mình ăn củ lang như thế nào mà.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top