
Gửi bởi
Xuan Vu
Gừng trồng vào đầu mùa mưa , vào lúc trời chuyển mưa dông là gừng , nghệ, ngãi, riềng ... đều nức nanh mọc mầm. Củ gừng đào lên để nơi khô mát , cho gió hút bớt nước trong củ, củ teo lại, tách ra từng nhánh củ nhỏ, gâm vào nước có pha thuốc phòng trị nấm, rồi mới gieo vào bao trồng.
Phân bón:
Cây gừng đã mọc thành cây ,
bón phân có nhiều đạm và lân, để cho cây gừng đẻ nhiều cây chồi là đẻ nhiều nhánh củ. Thấy chồi cây con mọc nhiều xanh tươi, ta nên hảm cây bằng cách bón phân Kali để giúp cứng cây, to củ. Nếu lúc này ta bón nhiều đạm cây tươi tốt non mượt, sẽ là thời cơ cho nấm phát triển hại gừng. Qua 1 đợt đâm chồi , to củ , cây gừng sẽ đứng lại lá già đi, do phân kali . Tiếp bón thêm đạm để cho cho cây phát triển chồi củ làm hai. Lần này bón ít đạm hơn lần trước. Và cứ tiếp tục như thế , cho đến mùa thu hoạch ngưng bón phân đạm chỉ bón phân kali trước 15 ngày thu hoạch.
Gừng hiện nay chưa có sâu rầy nào hại nhiều, chỉ có 1 số bọ cánh cứng, sâu ăn lá... Chuyện này không đáng ngại , nếu thấy sâu, rầy xuất hiện pha thuốc trừ sâu thông thường trị là hết ngay.
Quan trọng nhất là bệnh chết nhát ( bênh do nấm gây ra). Bệnh này do đất trồng quá ẩm thấp, quá nóng làm meo nấm phát triển hại gừng. Lúc đầu chết lẻ tẻ, vài cây, sau đó chết cả bụi và lan rộng ra, thúi củ... Bệnh này phải phòng từ đất trồng, nhiệt độ nơi trồng, cuối cùng phải dùng thuốc có gốc đồng để ngừa và trị nấm.
Cây gừng thích nơi râm mát, như dưới tán cây cổ thụ, hoặc được che chắn bớt nắng. Lớp mặt đất trồng phải phủ 1 lớp rơm rạ , cỏ khô... để giảm nhiệt từ ánh nắng mặt trời.
Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân không? Câu giải đáp cho câu hỏi “Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân hay không?” chính là… có! Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò khôn xiết quan trọng trong kết quả...
Ăn rau có thay cơm được không?...