-
05-13-2015, 03:58 PM #11
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
nhưng dê thì rất thích ăn lá này nhá bà con
-
05-13-2015, 04:02 PM #12
Gold Member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 0
Сám ơn bác @anhmytran !
theo e biết qua youtube thì con dê ăn đc cả lá nhữg cây có độc.<center><script async="" src="//pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js"></script>
<!-- 336 GREEN -->
<ins class="adsbygoogle" style="display:inline-block;width:336px;height:280px" data-ad-client="ca-pub-2881661826821897" data-ad-slot="2652890255"></ins>
<script>
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
</script></center>
-
05-13-2015, 08:35 PM #13
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi anhmytran
Có điều này tôi quan sát thấy bà con chỗ tôi hay lấy lá Sản về cho dê ăn lắm. Chẳng biết có bao nhiêu dê nhưng ngày nào cũng đầy 1 xe lôi toàn cành lá Sản. Có khi thì lấy lá Xoan (Sầu Đâu)... Mấy người nuôi Trâu Bò thì lại chuyên lấy Cỏ Voi và Cỏ Sả...
-
05-13-2015, 09:57 PM #14
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Dinh dưỡng của cây
keo dậu
(http://www.feedipedia.org/node/282)
Nguy cơ tiềm tàng
Cây keo dậu Leucaena leucocephala có một lượng lớn mimosine (lên đến 12% trọng lượng khô tức %DM ở cành non), một amino acid độc hại với những động vật không-nhai lại (như ngựa, lừa, heo và
gia cầm). Ở động vật nhai lại, mimosine bị phân hủy trong dạ cỏ (rumen) thành DHP (3,4 và 2,3 dihydroxy-piridone), một goitrogen vốn được khử độc bởi vi khuẩn trong dạ cỏ. Tuy nhiên, mimosine khiến cây keo dậu độc hại với trâu bò (cattle) nếu cho ăn số lượng lớn (hơn 30% trong khẩu phần) trong một thời gian dài. Nó dẫn đến giảm
thức ăn tiêu thụ, giảm trọng và sinh sản. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm rụng lông (alopecia), nhiểu nước miếng và tuyến yên phì đại (Norton, 1998).
Việc bổ sung sulphate kẽm [ZnSO4] và muối sắt làm giảm độc tính của keo dậu. Lượng mimosine có thể giảm bớt nhờ ngâm nước và để khô. Một cách nữa để khử độc mimosine là cấy vi khuẩn dạ cỏ (Synergistes jonesii) từ những con trâu bò, cừu và dê đã thích nghi vào những con chưa thích nghi (Norton, 1998).
Động vật nhai lại
Cây keo dậu từng được ghi nhận là một loại thức ăn giàu đạm [7% trọng lượng tươi] trong hàng thế kỷ. Giá trinh dinh dưỡng của nó có thể so sánh với cỏ linh lăng về hàm lượng b-carotene (Ecoport, 2009). Lượng tannin đậm đặc (2.6% DM) ở cành và lá làm giảm hấp thu trọng lượng khô (DM) nhưng làm tăng lượng đạm trôi (FAO, 2009; Cook et al., 2005). [ở động vật nhai lại, lượng đạm hấp thu được chia làm hai loại: đạm phân hủy (DIP) được hấp thụ trực tiếp tại dạ cỏ, và đạm bất phân hủy (UIP) hay đạm trôi (by-pass protein) được chuyển sang ruột non và hấp thụ tại đó]
Cây keo dậu có tuổi thọ nhiều thập kỷ trong điều kiện bị khai thác (cắt hay cắn lá) mạnh. Nó cung cấp thức ăn chất lượng cao vào mùa khô và rất ngon miệng đối với trâu bò, cừu và dê (Jones, 1979). Hơn nữa, nó sinh trưởng tốt ở nhiều vùng đồng cỏ nhiệt đới và cận nhiệt đới (Cook et al., 2005).
Trâu bò
Khi đồng keo dậu được sử dụng làm thực phẩm bổ sung vào mùa khô hay mùa đông, nó cải thiện đáng kể độ tăng trọng so với đồng cỏ, nhất là với loại cỏ dinh dưỡng thấp (Jones, 1979). Khi khẩu phần có một lượng lớn keo dậu, sau khi xử lý tác hại của mimosine,
vật nuôi đáp ứng tốt hơn so với đồng cỏ thuần túy hay đồng cỏ/đậu (gấp đôi với cỏ/đậu siratro trong cùng điều kiện thổ nhưỡng). Tầm tăng trọng từ 0.36kg/đầu/ngày (trong chu kỳ 315 ngày) đến 1.1kg/đầu/ngày (trong chu kỳ 90 ngày). Khi trâu bò có khả năng khử độc DHP, lượng tăng trọng thậm chí còn cao hơn (1,442 kg/đầu/năm = 0.64 kg/đầu/ngày) (Shelton et al., 1998).
Cho bò sữa ăn keo dậu tươi giúp gia tăng sản lượng sữa lên 14% và cũng gia tăng hàm lượng chất béo và đạm trong sữa. Bò sữa ăn cỏ signal Brachiaria decumbens/keo dậu giúp gia tăng sản lượng sữa so với bò chỉ ăn cỏ tươi. Bò ăn keo dậu sẽ ăn ít cám hạt (concentrate) và không cần ăn nhiều cỏ chăn nuôi. Chúng cũng tăng trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, khẩu phần ăn nhiều keo dậu sẽ ảnh hưởng đến sinh sản ở bò cái tơ hay bò cái khi dạ cỏ chưa có vi khuẩn phân hủy DHP: nhiều bê non bị đẻ khó, tỷ lệ đẻ thành công giảm (66% so với 88%), và trọng lượng bê non mới sinh thấp hơn. Bò cái tơ nên được cấy khuẩn trước khi có thai hay cho ăn ít keo dậu hơn trong thời kỳ đầu mang thai (Jones, 1998).
Cừu
Keo dậu rất ngon miệng đối với cừu. Cừu ăn cỏ tươi hay cỏ khô có đáp ứng cao hơn khi chúng được bổ sung 25-50% lá keo dậu khô (Osakwe et al., 2006; Tomkins et al., 1991). Có thể cho ăn một lượng lớn ở giai đoạn đói kém (Osakwe et al., 2006; Souza et al., 1999). Bột lá (leaf meal) hay lá keo dậu tươi cũng có thể thay thế cám hạt hay rơm rạ tẩm ammonia (ammoniated rice straw) bởi chúng gia tăng trọng lượng khô, lượng đạm tiêu thụ và ổn định đạm (N retention), do đó cải thiện tốc độ tăng trưởng (Espinoza et al., 2005; Orden et al., 2000). Cừu ăn bột lá keo dậu có tỷ lệ sống sót và tốc độ tăng trưởng cao hơn (Reynolds et al., 1987). Dẫu có chất mimosine, keo dậu khô hay tươi không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản ở cừu (Nsahlai et al., 2005; Negussie Dana et al., 2000). Cừu cái được cho ăn keo dậu khô có trọng lượng tốt khi giao phối với tỷ lệ đậu thai cao hơn (Selaive-Villarroel et al., 2002). Việc cấy dạ cỏ bằng vi khuẩn khử DHP có hiệu quả ở cừu và các kết quả về thông số huyết học và độ tăng trưởng phù hợp (Mishra et al., 2002). Keo dậu có thể giúp giảm chi phí kiểm soát ký sinh (Medina et al., 2006).
Dê
Lá keo dậu là thực phẩm hứa hẹn dành cho dê so với những loài đậu khác như linh lăng, đậu ván Lablab purpureus và Gliricidia sepium. Nó giàu dinh dưỡng, dẫn đến trọng lượng khô tiêu thụ, tăng trọng và sinh sản tốt hơn (Kanani et al., 2006; Babayemi et al., 2006; Pamo et al., 2004; Akingbade et al., 2004). Khoảng 50 – 75% lá keo dậu có thể thêm vào khẩu phần ăn dựa trên cỏ (Aregheore et al., 2004; Odeyinka, 2001) và 30% khi thay thế cám hạt (Dutta et al., 2002), và không ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản lượng sữa (Clavero et al., 2003). Lá keo dậu tươi và héo (wilt) cho trọng lượng khô tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng và sử dụng ni-tơ tốt hơn so với lá khô (Aregheore, 2002).
Việc bổ sung i-ốt vào keo dậu có thể giảm nhẹ tác hại của mimosine ở dê (Rajendran et al., 2001; Pattanaik et al., 2007). Dê cũng có thể quen với mimosine, kết quả làm tăng trọng và tăng sản lượng sữa (Kumar et al., 1998). Việc cấy dạ cỏ bằng vi khuẩn khử DHP có thể áp dụng ở dê cái và dê đực. Dê đực được cấy khuẩn và cho ăn keo dậu có chất lượng tinh trùng tốt (Akingbade et al., 2001; Akingbade et al., 2002).
Bổ sung 45% bột lá keo dậu vào khẩu phần cỏ sẽ gia tăng lượng đạm thô tiêu thụ, tăng trọng và tăng trưởng kích thước ở giống dê Angora (Rubanza et al., 2007; Yami et al., 2000).
Heo
Có thể cho heo ăn một ít keo dậu: 5-10% bột lá được đề nghị cho heo đang lớn và đạt trọng (Isaac et al., 1995; Ly et al., 1998). Tuy nhiên, việc xử lý keo dậu bằng acetic acid (30 g/kg) hay zeolite (5%) giúp cải thiện việc ổn định đạm, cho phép nâng lượng bột lá hay lá keo dậu tươi trong khẩu phần ăn lên 20% (Echeverria et al., 2003; Ly et al., 2007).
Gà
Lượng thức ăn tiêu thụ, tăng trọng và đẻ trứng bị suy giảm khi bổ sung bột lá keo dậu vào khẩu phần ăn theo tỷ lệ 5%, 20% và 30% (Scott et al., 1982; Berry et al., 1981; Librojo et al., 1974). Những đáp ứng kém này có thể do mimosine hay khả năng tiêu hóa amino acid kém (Picard et al., 1987; Abou-Elezz et al., 2012). Tác hại của mimosine có thể được làm nhẹ bằng cách sử dụng ferric sulphate hay PEG (D'Mello et al., 1989).
Ở gà thịt, lượng bổ sung 5% bột lá keo dậu vào thức ăn được đề nghị bởi nó cải thiện việc chuyển hóa thức ăn (Natanman et al., 1996). Nếu được rang khô, lượng bổ sung có thể cao đến 15% mà không ảnh hưởng gì đến vật nuôi (Okonkwo et al., 2002).
Ở gà mái đẻ, lượng bột lá bổ sung đề nghị là 6% (Sekhar et al., 1998). Chiết xuất xanthophylls từ lá cây keo dậu có thể cải thiện màu của lòng đỏ trứng và giảm chi phí thức ăn (Zongo et al., 1997).
Thỏ
Lá keo dậu tươi hoặc khô hay bột lá giúp cải thiện lượng thức ăn tiêu thụ, hiệu quả thức ăn và đáp ứng ở thỏ. Tầm bổ sung đề nghị từ 24% đến 40% lá keo dậu tươi cho thỏ đang lớn hoặc nuôi thúc (Adejumo, 2006; Nieves et al., 2002; Rohilla et al., 2000; Rohilla et al., 1999; Muir et al., 1992; Onwuka et al., 1992). Keo dậu có thể thay thế cỏ linh lăng (Scapinello et al., 2000). Khoảng 25% bột lá keo dậu có thể bổ sung vào khẩu phần thức ăn dựa trên vỏ
khoai mì và đậu Gliricidia sepium và lên đến 30-40% khi thỏ được cho ăn cỏ đậu phộng Arachis pintoi. Keo dậu ngon miệng hơn cỏ đậu phộng Arachis pintoi (Nieves et al., 2004).
Không phải tất cả thử nghiệm với keo dậu trên thỏ đều cho kết quả tích cực. Trong một thử nghiệm, khi keo dậu khô thay thế bột mì trong khẩu phần
nuôi thỏ, đáp ứng suy giảm khi có nhiều hơn 10-15% keo dậu được bổ sung (Parigi-Bini et al., 1984). Việc bổ sung lá keo dậu ở 20-25% có hiệu quả tệ hại về tỷ lệ sống của thỏ cái và thỏ con (tỷ lệ chết lên đến 55%) (Muir et al., 1992; Sugur et al., 2001). Để giảm độc mimosine, FeCl3 có thể bổ sung vào keo dậu (Gupta et al., 1998).
Cá
Lá
Có thể cho cá trê phi và cá trê vàng (Clarias gariepinus và Clarias macrocephalus) ăn bột lá keo dậu như là nguồn cung cấp đạm (Hossain et al., 1997; Santiago et al., 1997); việc bổ sung 30% là phù hợp với cá trê phi (Hossain et al., 1997). Tuy nhiên, ở cá trê vàng, kết quả với bột lá keo dậu kém hơn với bột cá hay bột cùi dừa (Santiago et al., 1997).
Hạt
Bột hạt keo dậu là thay thế tốt cho bột đậu nành trong chăn nuôi cá trê phi hương (fingerling), với liều lượng bổ sung 20% (Sotolu, 2010).
Giáp xác
Lá keo dậu tươi vốn được ngâm để khử mimosine (Peñaflorida et al., 1992) có thể được dùng để nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Tuy nhiên, lá tươi khiến tôm đổ bệnh ở nhiều cấp độ (Vogt, 1990).
-
05-14-2015, 01:45 AM #15
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Nói về dinh dưỡng, các lá cây giàu đạm đến đâu
cũng thua hạt đậu tương (đậu nành, yellow bean).
Vì thế, người ta không trồng keo giậu lấy lá
chăn nuôi, mà mua hạt đậu tương, xay ra cám,
để chăn nuôi. Năm vừa rồi, giá đậu tương thế giới
sụt thê thảm, vì Mỹ được mùa đậu tương, mà Mỹ vốn
là một nước cung cấp đậu tương quan trọng của thế
giới.
Nói về năng suất, keo giậu là một cây rất kém năng
suất. Có thể nói cách hình tượng cho dễ hiểu rằng,
Cỏ, rau muống, rau ngót, keo giậu xếp hạng từ cao
nhất đến thấp nhất về năng suất. Keo giậu chậm lớn
hơn rau ngót, vì thân cành của nó to hơn, nhiều gỗ
hơn. Rau ngót chậm lớn hơn rau muống vì nó cũng có
thân và cành, còn rau muống thì không. Rau muống
chậm lớn hơn cỏ thì ai cũng biết rồi.
Thực tế xưa nay, cho dù ai nói ngả nói nghiêng rằng
keo giậu là cây làm
thức ăn chăn nuôi tốt nhất trái
đất, chưa có nông trại nào bỏ ra một héc ta mà trồng
keo giậu cả. Bà con ai có gan bỏ ra 1 héc ta trồng
keo giậu, ắt được đẳng cấp
anh hùng lao động.
-
05-14-2015, 04:41 AM #16
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Trồng
keo dậu thà trồng chùm ngây còn hơn. Năng suất chắc cao hơn, đạm và dinh dưỡng cũng rất cao. Người ăn cũng rất ngon
-
05-14-2015, 07:16 PM #17
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Cây này quê tôi gọi là cây táo. Người ăn được nhưng không ngon. Bà nội tôi thường dùng hạt để trị giun. Còn tôi dùng gốc để đẽo dụ chơi khi còn bé.
Tôi thấy làm
thức ăn cho gia súc thì không hiệu quả, nhà tôi chỉ dùng làm giàn để trồn cho các loại dây leo thôi
-
05-14-2015, 08:13 PM #18
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi anhmytran
Gửi bởi HaO NGuyeN KhaC
vật nuôi
Gửi bởi anhmytran
Gửi bởi anhmytran
bác @anhmytran bác củng nên đọc kỹ ở đầu bài em có ghi là do nhiều người hỏi cách trồng nên em mới chia sẻ thôi, chứ chẳng ai ngu gì ngồi suy nghĩ và gõ ra những dòng này cả. CÒn hiểu biết của bác đến đâu đừng có ra vẽ quá, núi này cao còn núi khác cao hơn. nếu mà bác nói những cái ko nên thì bác phải có dẫn chứng cụ thể anh em mới phục
-
05-15-2015, 12:37 AM #19
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
chủ anytran chỉ là
anh hùng bàn fim thôi chứ hoangha đừng trách..mà ko biết cũng ko nên fát ngôn làm sai chủ đề bài viết chứ anytran ạ...hihi,,,mong chú bỏ wa em hơi thất lễ nhưng thấy bất bình nên nói ra ,,,kaka
-
05-15-2015, 04:06 AM #20
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi hoangha49
Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân không? Câu giải đáp cho câu hỏi “Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân hay không?” chính là… có! Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò khôn xiết quan trọng trong kết quả...
Ăn rau có thay cơm được không?...